Sống khỏe

Thổ Nhĩ Kì dọa tấn công căn cứ người Kurd ở Bắc Iraq

TTO - Tổng thống Thổ Nhĩ Kì Tayyip Erdogan cho biết Thổ Nhĩ Kì có thể tấn công các căn cứ vũ trang người Kurd ở vùng núi phía Bắc Irac ở Qandil, Sinjar và Makhmur nếu chính quyền Iraqi không ra tay dẹp bỏ khu vực này.

Thổ Nhĩ Kì dọa tấn công căn cứ người Kurd ở Bắc Iraq - Ảnh 1.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kì Tayyip Erdogan phát biểu trước người ủng hộ tại Diyarbakir chuẩn bị cho cuộc bầu cử vào cuối tháng này ngày 3-6 - Ảnh: REUTERS

Tổng thống Thổ Nhĩ Kì Tayyip Erdogan cho biết Thổ Nhĩ Kì có thể tấn công các căn cứ vũ trang người Kurd ở vùng núi phía Bắc Irac gồm Qandil, Sinjar và Makhmur nếu chính quyền Iraq không dẹp bỏ khu vực này.

Ông Erdogan đưa ra lời phát biểu ngày 7-6 trong với đài CNN và khẳng định Thổ Nhĩ Kì có thể ném bom Qandil "bất cứ thời điểm nào vào một buổi tối bất kì".

Theo Reuter ngày 8-6, Thổ Nhĩ Kì thường tiến hành các vụ tấn công bên ngoài lãnh thổ chống lại lực lượng vũ trang Đảng công nhân người Kurd mà họ cho là bất hợp pháp và khủng bố với căn cứ ở phía bắc Iraq, trên núi Qandil.

Thổ Nhĩ Kì dọa tấn công căn cứ người Kurd ở Bắc Iraq - Ảnh 2.

Người ủng hộ Tổng thống Thổ Nhĩ Kì Tayyip Erdogan tại Diyarbakir - Ảnh: REUTERS

Cũng trong cuộc phỏng vấn này, ông Erdogan còn cho biết Thổ Nhĩ Kì có thể sẽ bỏ việc áp dụng tình trạng khẩn cấp sau cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội sớm ngày 24-6.

Thổ Nhĩ Kỳ đang tăng cường phối hợp cùng Mỹ, Iraq và chính quyền tự trị Kurdistan của Iraq nhằm chống lại lực lượng vũ trang đảng công nhân người Kurd ra khỏi biên giới nước này cũng như mối đe dọa tại các khu vực bắc Iraq.  

Ngày 5-6, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan sau khi tiêu diệt lực lượng vũ trang người Kurd ở Afrin, Syria, "bây giờ đến lượt Zagro".

Dãy núi Zagro nằm ở thành phố Erbil, Iraq, gần biên giới Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ. Lực lượng vũ trang đảng công nhân người Kurd có ảnh hưởng lớn ở thành phố này.

Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Suleiman Soylu tuyên bố rằng việc triển khai chiến dịch quân sự tấn công Lực lượng vũ trang đảng công nhân người Kurd ở dãy núi Zagro "chỉ là vấn đề thời gian".

Đảng công nhân người Kurd được thành lập năm 1979 nhằm thành lập một nhà nước độc lập ở khu vực người Kurd sinh sống giáp biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq và Syria. Các chiến binh người Kurd chủ yếu ở Syria và Iraq, thường xuyên tổ chức các cuộc tấn công vào lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara từ lâu đã coi đây là một tổ chức khủng bố.

​Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo Mỹ về người Kurd

TTO - “Chúng tôi muốn tin rằng đồng minh sẽ sát cánh với mình, chứ không phải một tổ chức khủng bố”, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan nói về việc Mỹ tài trợ cho các tay súng người Kurd.

Người Kurd dân tộc đông nhất thế giới không có quốc gia riêng

TTO - Với dân số lên đến 35 triệu, người Kurd là dân tộc đông nhất thế giới không có quốc gia của riêng mình. Hàng trăm năm qua, họ vẫn đấu tranh để đòi độc lập, song vẫn trợ giúp quân đội các nước trong việc chống các tổ chức Hồi giáo cực đoan.

Tuổi trẻ

© 2021 FAP
  1,364,984       1/259