Sống khỏe

Thế giới kỳ vọng thận trọng về hòa bình sau hội đàm Trump - Kim

TTO - Yomiuri, tờ báo lớn nhất tại Nhật Bản, đã in bản đặc biệt bằng cả 2 tiếng Nhật, Anh trong ngày 12-6, phát miễn phí cho người dân tại Tokyo vào khoảng 1 giờ sau khi hội đàm Mỹ - Triều diễn ra.

Thế giới kỳ vọng thận trọng về hòa bình sau hội đàm Trump - Kim - Ảnh 1.

Báo Yomiuri phát miễn phí cho người dân Tokyo ngày 12-6 - Ảnh: AP

Hãng tin AP tường thuật ông Trump đã trở thành vị Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un khi hai người bắt tay nhau thật chặt trước khi cùng ngồi xuống hội đàm tại một khách sạn ở Singapore ngày 12-6.

Hy vọng nhưng thận trọng

Với dư luận châu Á nói riêng và toàn thế giới nói chung, thời khắc đặc biệt này đã đánh dấu cho thành quả đạt được sau một chuỗi những hoạt động ngoại giao con thoi, khẩn trương và không lắm trắc trở trong những tháng qua.

Dẫu thế, những kỳ vọng về hòa bình trên bán đảo Triều Tiên vẫn còn đang ở mức rất thận trọng. Bởi dù sao đi nữa, quá khứ cũng đã chứng kiến những cố gắng tương tự từng thất bại.

Các nhà lãnh đạo của Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia gần như là những người đầu tiên chia sẻ niềm mong mỏi của họ về sự thành công của hội đàm Mỹ - Triều.

Thế giới kỳ vọng thận trọng về hòa bình sau hội đàm Trump - Kim - Ảnh 2.

Các màn hình đồng loạt phát bản tin về hội đàm Mỹ - Triều tại một cửa hàng điện tử ở Seoul, Hàn Quốc - Ảnh: AP

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In cho biết ông đã "hầu như không thể ngủ tối qua" vì những tâm tư trước cuộc hội đàm lịch sử, ông Moon bày tỏ hy vọng về "một quá trình giải trừ hạt nhân hoàn toàn và hòa bình".

Tân Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad, đang trong chuyến công tác tại Tokyo, cho biết: "Tôi hy vọng hai bên sẽ chấp nhận thực tế là, trong đàm phán, cả hai bên đã phải chuẩn bị để cho đi ở những vấn đề cụ thể nếu họ kỳ vọng đạt được một kết quả tốt".

Thế giới kỳ vọng thận trọng về hòa bình sau hội đàm Trump - Kim - Ảnh 3.

Người dân Hàn Quốc vỗ tay vui mừng khi xem bản tin về hội đàm Mỹ - Triều tại Seoul ngày 12-6 - Ảnh: AP

Tại một nhà ga xe lửa ở Seoul, thủ đô Hàn Quốc, người dân reo hò, vỗ tay phấn khởi khi truyền hình phát đi hình ảnh trực tiếp cảnh bắt tay giữa hai nhà lãnh đạo của Mỹ, Triều Tiên.

"Tôi thực sự, thực sự hy vọng sẽ có một kết quả tốt’, giáo sư Yoon Ji của đại học Sungshin tại Seoul nói.

"Tôi đang kỳ vọng về sự giải trừ hạt nhân và một hiệp định hòa bình, cũng mong cho nền kinh tế Triều Tiên sẽ cởi mở hơn".

Cũng có những ý kiến nghi ngại không biết Triều Tiên có thực sự từ bỏ vũ khí hạt nhân của họ không. "Tôi vẫn không dám chắc liệu Triều Tiên có sẵn sàng muốn giải trừ hạt nhân không", ông Jo Han-won, một người dân nói. 

"Chúng ta vẫn chưa biết nhiều về chính quyền Triều Tiên và rất khó để xác minh đâu là thật, đâu là giả".

Còn với chị Lee Hye Ji, 31 tuổi, một phụ nữ Hàn Quốc làm nội trợ ở nhà, chị cho biết rất hy vọng vào cuộc hội đàm Mỹ - Triều. 

Tuy nhiên chị không quan tâm lắm tới chuyện giải trừ hạt nhân, mà chú ý hơn tới một tuyên bố chính thức chấm dứt cuộc chiến tranh Triều Tiên. 

"Điều này sẽ giúp chúng tôi tiến gần hơn tới thống nhất", chị Lee nói.

Thế giới kỳ vọng thận trọng về hòa bình sau hội đàm Trump - Kim - Ảnh 4.

Một người dân Hong Kong ngước lên màn hình khi xem khoảnh khắc bắt tay của hai nhà lãnh đạo Mỹ, Triều Tiên ngày 12-6 - Ảnh: AP

Thị trường chưa có biến động lớn

Sau khi hai nhà lãnh đạo Mỹ, Triều Tiên bước vào hội đàm, thị trường thế giới cũng đã có những phản ứng "trả lời", dù chưa phải là những biến động lớn.

Theo hãng tin Reuters, tỉ giá giao dịch đồng USD đã tăng vọt lên mức cao nhất trong vòng 3 tuần qua, trong khi các thị trường chứng khoán tại châu Á cũng có những xao động nhẹ.

Chỉ số Nikkei của Nhật dao động tăng nhẹ trong khoảng từ 0,2 - 0,9%, song chứng khoán Hàn Quốc lại giảm 0,1 điểm %, chứng khoán Trung Quốc đỏ sàn khi các cổ phiếu blue-chip giảm 0,4 điểm %.

Trong khi đó tại Phố Wall, các chỉ số chứng khoán không thay đổi là bao. Chỉ số Dow hầu như không đổi, chỉ số S&P 500 tăng 0,1% còn Nasdaq tăng 0,2%.

Giới phân tích cho rằng sở dĩ thị trường chưa có phản ứng đáng kể là bởi giới đầu tư vẫn còn đang nghe ngóng và tỏ ra thận trọng, căn cứ vào nhiều lần đối thoại thất bại trong quá khứ với Triều Tiên.

Thế giới kỳ vọng thận trọng về hòa bình sau hội đàm Trump - Kim - Ảnh 5.

Người dân ở Los Angeles, Mỹ theo dõi thông tin về hội đàm Mỹ - Triều - Ảnh: AP

Cũng trong ngày 12-6, theo Reuters, thị trường dầu mỏ vẫn ổn định trong bối cảnh dư luận thế giới vẫn đang lạc quan một cách thận trọng về kết quả hội đàm thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ và nhà lãnh đạo Triều Tiên.

Giá dầu thô Brent giao hàng tương lai được giao dịch với mức 76,45 USD/thùng lúc 10h55 sáng nay (12-6), không thay đổi bao nhiêu so với giá giao dịch chốt phiên trước đó.

Trong khi đó giá dầu thô West Texas Intermediate (WTI) của Mỹ giao hàng tương lai được giao dịch với mức 66,16 USD/thùng, cao hơn 6% so với các giao dịch trước.

Tổng thống Donald Trump: Sẽ có lễ ký kết với Triều Tiên Tổng thống Donald Trump: Sẽ có lễ ký kết với Triều Tiên

TTO - “Rất, rất tốt” - Tổng thống Mỹ trả lời khi được hỏi về cuộc hội đàm kín với nhà lãnh đạo Triều Tiên. “Một mối quan hệ tuyệt vời”. Sau hai phiên họp kín và song phương sáng nay, hai bên lại tiếp tục ngồi vào bàn ăn và tiếp tục làm việc.

Tuổi trẻ

© 2021 FAP
  1,191,367       8/560