Phong cách

10 cách 'đánh bay' hơi thở có mùi

Hôi miệng không chỉ là vấn đề tế nhị, khiến khổ chủ mất tự tin khi giao tiếp mà còn là dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe của bạn.

Có 3 nguyên nhân chính gây ra chứng hôi miệng, đó là vệ sinh răng miệng không đúng cách; do bệnh lý ở các cơ quan như dạ dày, thực quản, viêm amiđan mạn, viêm xoang mãn tính hay bị cao răng, sâu răng… và do thói quen hút thuốc lá. Khi hơi thở có mùi hôi, bạn sẽ mặc cảm và gặp phải lúng túng khi giao tiếp với mọi người. Những mẹo nhỏ dưới đây có thể giúp bạn lấy lại tự tin.

1. Đánh răng

Đánh răng là việc làm cần thiết và quan trọng để làm sạch răng miệng, loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng. Bạn nên đánh răng đúng cách và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày hai lần. Dùng nước súc miệng, nhai kẹo bạc hà cũng giúp bạn tạm thời át đi mùi hôi.

2. Giữ miệng ẩm ướt

Miệng ướt giúp làm sạch vi khuẩn bị mắc kẹt trong miệng. Để thoát khỏi hơi thở có mùi bạn có thể dưỡng ẩm miệng bằng cách uống một ít nước hay nước trái cây. Nhai kẹo cao su không đường để tạo ra nước bọt cũng giúp bạn làm tăng độ ẩm tự nhiên cho miệng.

3. Làm sạch lưỡi của bạn

Vi khuẩn còn sót lại trên lưỡi cũng là nguyên nhân gây hôi miệng. Vì vậy, bạn nên làm sạch lưỡi sau khi đánh răng.

4. Điều trị các bệnh răng miệng sớm

Bạn cần giải quyết các vấn đề về răng miệng như sâu răng, áp-xe răng, viêm lợi… sớm để ngăn ngừa không bị hôi miệng.

5. Tránh trà, cà phê

Những đồ uống nóng như cà phê hay trà có chứa caffeine có thể làm khô miệng.

hoimieng-7754-1390464062.jpg

Bạn nên đi khám răng 6 tháng một lần để được các bác sĩ thăm khám phát hiện sớm các bệnh về răng miệng.

6. Bỏ hút thuốc

Những người nghiện thuốc lá, thuốc lào đều có hiện tượng viêm nhiễm đường hô hấp, hút thuốc khiến hơi thở của họ phả ra mà khi ngồi cạnh khó chịu. Ngoài ra, nicotin có trong thuốc lá có thể bao quanh lên bề mặt răng, lưỡi và má trong làm răng ngả màu, thậm chí trở nên đen. Bên cạnh đó, thuốc lá cũng có thể làm khô miệng và hạn chế việc tiết nước bọt.

7. Tránh ăn hành, tỏi

Các loại thực phẩm có hương vị nặng mùi như hành, tỏi có thể lưu lại lâu trong miệng. Vì vậy, để giảm chứng hôi miệng, bạn nên tránh các thức ăn có hành tỏi, nhất là khi bạn đang trong một cuộc họp quan trọng, hay trong bữa ăn trưa văn phòng.

8. Ăn những loại rau có mùi thơm

Rau mùi tây, cây lô hội, húng tây, lá bạc hà, lá hương thảo… có thể giữ cho hơi thở được tươi mát. Các loại rau này được coi là một vị thuốc có tác dụng như một chất làm sạch miệng.

9. Uống nước và súc miệng kỹ sau khi ăn

Sau khi ăn 15 phút, bạn nên uống nước, nước sẽ giúp bạn loại bỏ được những vi khuẩn tấn công khoang miệng. Duy trì thói quen này hàng ngày bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ. Tuy nhiên tránh uống nhiều nước ngay sau khi ăn, vì nó sẽ ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa của bạn. Súc miệng kỹ sau mỗi bữa ăn cũng làm bạn ngăn ngừa được mùi hôi miệng. Bạn nên tạo thói quen này các con của bạn.

10. Khám nha sĩ

Bạn nên đi khám răng 6 tháng một lần để được các bác sỹ khám, phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về răng miệng. Đừng bao giờ cảm thấy ngại khi đến thăm nha sĩ.

Hà Lê

NgoiSao.net

10 cách 'đánh bay' hơi thở có mùi - Ngôi sao


© 2021 FAP
  6,571,159       1/257