Tại sao những người thanh niên trẻ trung như thế này phải chết, trong một thế giới rộng lớn và có biết bao việc phải làm?
Trương Anh Ngọc
Chú thích của bức ảnh này cụ thể nên là: "Cô gái mặc áo trắng phía sau lưng tôi đã chết". Cô gái ấy có cái cổ dài, tóc dài và nụ cười tươi tắn. Cô đang giơ hai ngón tay làm chữ "V", biểu tượng của chiến thắng. Cô không còn nữa. Hầu hết những người đứng sau lưng Madersahi, cô gái đứng đầu và đang chụp selfie tấm hình này, đều đã chết.
Tấm hình này được chụp ngay trước khi một quả bom do một thanh niên cảm tử mới 20 tuổi người Thổ Nhĩ Kỳ nhưng có cảm tình với ISIS cho phát nổ hôm 20/7 ở Soruc, Thổ Nhĩ Kỳ, làm chết 32 người và hơn 100 người bị thương. Hầu hết trong số những người thiệt mạng là thanh niên, sinh viên trong Hiệp hội thanh niên xã hội (SGDF), đang tập hợp những người tình nguyện đến Kobane, thành phố do người Kurd kiểm soát ở Syria, nay đã trở thành biểu tượng trong cuộc chiến chống ISIS.
Họ chỉ muốn làm một điều hết sức giản đơn, nhưng đã trở nên khó khăn gấp vạn lần trong cái thế giới đảo điên, đầy rẫy xung đột sắc tộc, tôn giáo, ý thức hệ và quyền lợi quốc gia này: xây một thư viện và một sân chơi cho trẻ em ở Kobane, nơi bây giờ là những đống đổ nát sau những cuộc giao tranh giữa quân đội của người Kurd và lực lượng ISIS.
"Cô gái mặc áo trắng phía sau lưng tôi đã chết". |
Ước mơ của những thanh niên ấy chưa thành hiện thực vì quả bom đã phát nổ, vì những kẻ điên rồ nào đó đã tìm cách ngăn cản, vì chúng ta đang sống trong một thời kỳ mà cái chết, nỗi lo sợ và bất an được gieo rắc khắp nơi, dưới mọi dạng thức. Nazli Akyurek, một sinh viên luật, một trong số những người đã chết trong vụ đánh bom, đã viết trên trang Facebook của mình trước đó: "Địa ngục trống trơn, vì bọn quỷ dữ đang ở đây".
Chúng tồn tại dưới dạng con người, quanh chúng ta và trong chính chúng ta. Nhưng mỗi lần nhìn một tấm ảnh như thế này, chúng ta vẫn tự hỏi,
Cái chết trong một bức ảnh - Ngôi sao