Trải qua 16 năm chế biến tinh bột mì cung cấp cho các nhà máy sản xuất bột ngọt, như: Ajinomoto, Vedan… ông Hoàng Minh Phương, Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Hoàng Minh (xã Long Phước, huyện Long Thành) đã nếm đủ vị ngọt - đắng của sản phẩm này.
Trải qua 16 năm chế biến tinh bột mì cung cấp cho các nhà máy sản xuất bột ngọt, như: Ajinomoto, Vedan… ông Hoàng Minh Phương, Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Hoàng Minh (xã Long Phước, huyện Long Thành) đã nếm đủ vị ngọt - đắng của sản phẩm này.
Ông Hoàng Minh Phương kiểm tra khu vực biogas xử lý môi trường cho nhà máy. |
Một năm sản xuất bắt đầu từ vụ mì đông - xuân, thu hoạch vào tháng 8 nên thời điểm này nhà máy mới hoạt động, kéo dài đến hết vụ mì mùa giữa tháng 4 sang năm”.
* Cạnh tranh khốc liệt
Nhà máy chế biến tinh bột mì đầu tiên của ông Phương được xây dựng ở khu vực Long Thành - Nhơn Trạch. Với công suất chế biến khoảng 500 tấn mì tươi mỗi ngày, nhà máy góp phần tiêu thụ một lượng mì đáng kể cho nông dân trồng mì của tỉnh. Ông Phương nhẩm tính, với năng suất mì 25-30 tấn/hécta, mỗi ngày nhà máy của ông sẽ tiêu thụ hết khoảng 15 hécta mì cho nông dân.
Hơn 10 năm trước, khi chưa có các nhà máy chế biến khác trong khu vực thì lượng mì trong tỉnh đủ cung cấp cho nhà máy của ông. Hiện nay, chỉ tính riêng 2 huyện Long Thành và Nhơn Trạch đã có thêm tới 5 nhà máy nữa nên lượng mì trong tỉnh không còn đủ cho sản xuất, ông phải mua gom mì từ các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận về để chế biến. Cạnh tranh về nguyên liệu cũng khá quyết liệt. Theo ông Phương, sở dĩ các nhà máy chế biến tinh bột mì được xây dựng nhiều ở khu vực này vì gần 2 nhà máy sản xuất bột ngọt. Hiện tại 90% sản lượng tinh bột của nhà máy ông bán cho Công ty Ajinomoto để sản xuất bột ngọt, 10% sản lượng còn lại bán cho các đơn vị chế biến keo và các sản phẩm khác.
* Thu hồi hết sản phẩm
Giới thiệu về hệ thống xử lý môi trường cho nhà máy, ông Phương kể trước đây khi chưa đầu tư hệ thống này, ông rất khổ sở vì mùi chua của mì tươi khi xay ra ngâm nước. “Trước đây đi ở ngoài đường cũng thấy mùi chua, còn hiện nay vào tận trong nhà máy cũng không nghe được mùi nữa. Nguồn nước đầu ra cũng đạt tiêu chuẩn loại B, tôi đang phấn đấu đầu tư thêm hệ thống xử lý môi trường để tiếp tục nâng tiêu chuẩn nguồn nước xả thải lên nữa” - ông Phương chia sẻ.
Để xử lý được như hiện nay, ông Phương phải bỏ ra gần 3 tỷ đồng xây dựng hệ thống biogas và các bể lọc. Dù phải đầu tư hệ thống xử lý môi trường khá tốn kém, nhưng ông thu hồi hết các sản phẩm mà không phải đổ bỏ như trước đây. Nhờ có một lượng gas khá lớn từ hệ thống biogas, ông Phương cho xây dựng hơn 10 lò sấy, toàn bộ bã mì ông đưa vào đây sấy khô rồi bán cho các công ty chế biến thức ăn chăn nuôi. Ông Phương cho hay, lượng gas để sấy này nếu quy đổi ra tiền mua than đá để sấy thì mỗi ngày tốn khoảng 30 triệu đồng. Vì vậy, trước đây bã mì sau khi chế biến bán tươi cho các hộ nuôi bò với giá rất rẻ vì mua than về sấy sẽ lỗ. Đến nay, nhà máy chế biến tinh bột mì của ông Phương không chỉ là nơi cung cấp tinh bột cho ngành sản xuất bột ngọt mà còn cho cả ngành chế biến thức ăn chăn nuôi.
Vân Nam