Công nghệ thông tin

Thở phào với thu nhập chịu thuế

(NLĐO) - Không tính thu nhập chịu thuế đối với khoản chênh lệch khi đánh giá lại giá trị tài sản doanh nhiệp cổ phần hóa…

Đó là một trong những quy định mới tại Thông tư 151/TT-BTC về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các nghị định quy định về thuế vừa được Tổng Cục Thuế vừa ban hành, có hiệu lực từ 15-11. Theo đó, doanh nghiệp (DN), cá nhân sẽ giảm khá nhiều các khoản thu nhập tính thuế.

Chuyên viên Cục thuế TP HCM tư vấn cho DN về các quy định mới
Chuyên viên Cục thuế TP HCM tư vấn cho DN về các quy định mới

Minh bạch giá trị tài sản

Theo Tổng Cục thuế, trong giai đoạn 2012 – 2013, khi đánh giá lại tài sản đối với DN cổ phần hóa, sắp xếp đổi mới DN 100% vốn nhà nước thường lộ ra một khoản chênh lệch về giá trị tài sản. Khoản chệch lệch này được tính vào thu nhập khác khi xác định thu nhập chịu thuế.

Các chuyên gia tài chính cho rằng quy định trên vô tình trở thành rào cản tiến trình đổi mới DN nhà nước. Bởi khoản chênh lệch về giá trị tài sản chỉ thể hiện trên sổ sách, không phải thu nhập thực tế. Do đó, DN thường chần chừ tiến hành cổ phần hóa, vì nếu đánh giá đúng giá trị tài sản thì tiền đâu để nộp thuế?. Từ đó, tiến trình tái cơ cấu DN nhà nước chậm lại.

Để góp phần thúc đẩy tái cơ cấu DN, Thông tư 151/TT-BTC quy định không tính thu nhập chịu thuế đối với khoản chênh lệch từ việc đánh giá lại giá trị tài sản đối với DN cổ phần hóa, sắp xếp, đổi mới DN 100% vốn nhà nước.

Giới phân tích cho rằng việc này sẽ làm cho DN định giá tài sản sát với giá cả thị trường, tiến trình cổ phần hóa trở nên minh bạch, giá trị vốn góp của nhà nước được bảo đảm đúng giá trị thực, kích thích các nhà đầu tư trong vào ngoài nước mua cổ phần DN.

Góp phần tháo gỡ nợ xấu

Một vấn đề khác, hiện nay, DN bán tài sản thế chấp là bất động sản theo ủy quyền của ngân hàng (NH) để trả nợ vay phải nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT). Nhiều ý kiến cho rằng quy định này làm cản trở việc giải quyết nợ xấu. Bởi khi bên vay đã bán tài sản đồng nghĩa họ đã cạn kiệt về tài chính, lại gánh thêm thuế GTGT là quá sức chịu đựng.

Đề góp phần giải quyết nợ xấu, Thông tư 151/TT-BTC bổ sung quy định DN không chịu thuế GTGT khi bán tài sản thế chấp là bất động sản theo ủy quyền của NH để trả nợ khoản vay. Tuy nhiên, một quan chức của ngành thuế cho rằng quy này chỉ thuận lợi cho DN bán tài sản là bất động sản chưa có thuế giá trị gia tăng đầu vào. Trường hợp bất động sản đó đã có thuế giá trị gia tăng đầu vào, nay DN bán để trả nợ NH và không phải chịu thuế giá trị gia tăng thì chưa chắc DN được hoàn thuế giá trị gia tăng.

Tăng chi phí hợp lệ

Thông tư cũng cho phép DN được tính chi phí hợp lệ khi tính thuế thu nhập DN đối với khoản chi phúc lợi cho người lao động như: chi đám hiếu hỷ của bản thân và gia đình; nghỉ mát, hỗ trợ điều trị bệnh; đào tạo, bố sung kiến thức; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác.

Tuy nhiên, tổng số tiền mà DN chi phúc lợi không được quá 1 tháng lương bình quân của. Việc xác định 1 tháng lương bình quân bằng quỹ lương của DN chia cho12 tháng.

Nhiều DN cho biết với quy định trên, khi DN quyết toán thuế, cơ quan thuế cần bổ sung các khoản chi này vào chi phí hợp lệ, số tiền mà DN đóng thuế sẽ giảm xuống. Ví dụ, một DN có quỹ trả lương bình quân cho người lao động 1 tỉ đồng/tháng nhân với thuế suất 24% sẽ giảm được 240 triệu đồng tiền thuế thu nhập.

Người lao động

người lao động, bất động sản, cổ phần hóa, nhà đầu tư, thuế thu nhập, tái cơ cấu, cơ quan thuế, giá trị tài sản, vốn nhà nước, tài sản thế chấp, Chuyê


© 2021 FAP
  3,286,692       3/879