Công nghệ thông tin

Quy trình ngược gây hàng loạt sai trái

Đại diện VietinBank trả lời Huỳnh Thị Huyền Như được phê duyệt mức 50 tỉ đồng hạn mức giao dịch trong tài khoản nhưng không đồng nghĩa phải chịu trách nhiệm quản lý tài sản

Sáng 16-12, HĐXX tiếp tục ngày làm việc thứ hai phiên phúc thẩm vụ án Huỳnh Thị Huyền Như cùng đồng phạm can tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”, “Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Cho vay lãi nặng”.

Bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như tại phiên xử ngày 16-12 
 Ảnh: 
Tấn Thạnh
Bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như tại phiên xử ngày 16-12 Ảnh: Tấn Thạnh

Trả lời các câu hỏi của HĐXX về việc văn bản nào cho phép ngân hàng này đem tiền của đơn vị mình để gửi qua ngân hàng khác thông qua trực tiếp hoặc trung gian để hưởng lợi nhuận, ai được quyền mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm…, bị cáo Như khẳng định không có quy định nào cho phép ngân hàng đem tiền của mình gửi sang ngân hàng khác để hưởng lợi; người nào có tiền thì có quyền mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm, tổ chức có pháp nhân không được mở vì đồng vốn phải lưu động nhằm phục vụ sản xuất, kinh doanh. Đại diện Ngân hàng TMCP Công Thương (VietinBank) cũng khẳng định như bị cáo Như.

Tuy nhiên, đại diện Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cho rằng các tổ chức tín dụng được quyền gửi tiền cho nhau, Luật Tổ chức tín dụng năm 2011 cho phép ủy thác, còn đúng sai do HĐXX xem xét. Đại diện Ngân hàng Nam Việt (NaviBank) cũng cho rằng giữa các tổ chức tín dụng được phép ủy thác và thông qua cá nhân thì pháp luật không cấm.

Cũng theo bị cáo Như, đối với pháp nhân, chỉ cần lệnh chi của khách, giao dịch viên sẽ kiểm tra chữ ký, mẫu dấu đã đăng ký rồi ký duyệt, trình kiểm soát viên xác nhận, duyệt. Sau đó, lệnh có hiệu lực và bộ phận nghiệp vụ chuyển tiền. Trường hợp thiếu mẫu dấu, chữ ký không phù hợp thì ngân hàng từ chối chuyển tiền. Ngay sau câu trả lời của bị cáo Như, HĐXX khẳng định bị cáo đã thực hiện quy trình ngược, từ đó dẫn đến hàng loạt hành vi phạm tội.

Chiều cùng ngày, đại diện VKSND Tối cao đặt hàng loạt câu hỏi xoáy vào việc bị cáo Như khi phạm tội đương quyền trưởng phòng giao dịch, vậy có phải là người có chức vụ, quyền hạn của ngân hàng? Đại diện VietinBank trả lời: “Được bổ nhiệm trưởng phòng không nằm trong cơ cấu quản lý, không được xem là người có chức vụ, quyền hạn”. Đại diện VKSND không đồng ý. Trước câu hỏi thời điểm 2011, bị cáo Như được phê duyệt hạn mức giao dịch trong tài khoản là bao nhiêu, VietinBank trả lời Như được phê duyệt tới 50 tỉ đồng nhưng không đồng nghĩa ngân hàng phải trách nhiệm quản lý tài sản của Như.

Hôm nay, 17-12, phiên tòa tiếp tục.

Đề nghị xử lại vì “vi phạm tố tụng”

HĐXX yêu cầu đại diện Công ty CP Thương mại - Đầu tư Hưng Yên nêu lý do kháng cáo. Ông Nguyễn Ngọc Hưng, đại diện công ty này, trả lời: “Kháng cáo đề nghị hủy án sơ thẩm, xử lại vì vi phạm tố tụng. Cụ thể: đánh giá chứng cứ sai, xác định sai tư cách tham gia tố tụng của VietinBank. Phía công ty đã có kháng cáo bổ sung yêu cầu VietinBank là bị đơn tại tòa và có nghĩa vụ trả 200 tỉ đồng bị cáo Như lừa”. Ngay sau đó, bị cáo Như thuật lại quá trình giả hồ sơ nhằm lừa đảo. Từ đây, HĐXX và đại diện VKSND Tối cao lật lại trách nhiệm “gửi - giữ” của ngân hàng. Tuy nhiên, ông Nguyễn Tiến Hùng - đại diện VietinBank - khẳng định: “Với tài khoản tiền gửi tiết kiệm, không phát sinh quan hệ gửi - giữ”.

Người lao động

© 2021 FAP
  3,231,958       1/892