Sức khỏe

Viêm gan Siêu vi C, chữa khỏi 99%

(NLĐO) – Đó là một trong những thành tựu khoa học ấn tượng trong năm 2014. Mỗi năm, ước tính có khoảng 1,8 triệu nghiên cứu y học được công bố trên 28.000 tạp chí chuyên ngành. Tuy nhiên, những nghiên cứu được công nhận là “đột phá” là rất hiếm hoi. Những thành tựu này có thể chưa được ứng dụng ngay hôm nay, nhưng rất có thể tương lai cần chúng. Bởi vậy, những phát hiện này có khả nang tác động trên các lĩnh vực khoa học, y tế và thậm chí là cuộc sống sau này của bạn.

Viêm gan Siêu vi C, chữa khỏi 99%

Nuôi cấy thành công dương vật nhân tạo

Các nhà khoa học thuộc viện nghiên cứu Wake Forest (Mỹ), mảng y học tái sinh, đã thành công trong việc nuôi cấy dương vật trong phòng thí nghiệm. Bước đột phá này có thể giúp những người bị dị tật sinh dục bẩm sinh, ung thư di căn, hay chấn thương dương vật có cơ hội mới.

Trước đó, những nhà khoa học này đã thử nghiệm nuôi tạo thành công dương vật trên thỏ. Và một số con thỏ thí nghiệm cũng đã thụ thai cho con cái thành công. Đây là điều rất đáng ngạc nhiên và ấn tượng. Tuy nhiên, việc thử nghiệm trên người vẫn còn trong tương lai, ít nhất là đến năm 2019 mới có thể bắt đầu nghiên cứu trên người.

Các nhà khoa học đã nuôi cấy thành công dương vật nhân tạo trong phòng thí nghiệm

Các nhà khoa học đã nuôi cấy thành công dương vật nhân tạo trong phòng thí nghiệm

Xét nghiệm ung thư ruột kết tại nhà

Vào tháng 8-2014, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã phê duyệt thử nghiệm xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn (noninvasive DNA-screening test) nhằm xác định ung thư ruột kết. Bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà riêng của mình. Các xét nghiệm không những xác định được số lượng hồng cầu, mà còn có thể nhận ra các đột biến ADN: Một dấu hiệu của ung thư hoặc tiền ung thư. Đây được gọi là nghiên cứu mang tính đột phá bởi vì phát hiện sớm làm tăng khả năng đánh bại ung thư.

Phát hiện ung thư với một xét nghiệm đơn giản

Một nghiên cứu mới đến từ Đại học Bradford (Anh) đã cho ra đời xét nghiệm chẩn đoán ung thư đơn giản. Các nhà khoa học đã phát minh ra một xét nghiệm máu đơn giản để phân tích tế bào máu trắng bị hư hại sau khi tiếp xúc với ánh sáng cực tím. Các mô hình hư hại cho thấy sự khác biệt giữa những người ung thư, tiền ung thư và bình thường.

Bạn có thể tự thực hiện xét nghiệm ung thư tại nhà riêng của mình.

Bạn có thể tự thực hiện xét nghiệm ung thư ruột kết tại nhà riêng của mình.

Đánh bại Viêm gan C

Viêm gan C là bệnh truyền nhiễm do vi-rút, có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng như xơ gan hoặc thậm chí là ung thư gan. Từ lâu, căn bệnh này không có vắc-xin để phòng ngừa. Cho đến gần đây, thuốc Harvoni mới được giới thiệu. Thuốc cũng tự hào có tỷ lệ thành công cao lên đến 99%. Nhược điểm duy nhất là chi phí thuốc này còn khá đắt đỏ.

Nhãn mác phát hiện thực phẩm hỏng

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Alberta (Canada) đang phát triển một nhãn mác thông minh, cho phép người dùng biết thịt đã hư hỏng. Nhãn này sẽ tự thay dổi màu sắc khi có sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh như E.coli, salmonella và listeria.

Cánh tay giả được điều khiển bởi não

Cánh tay giả này được đặt tên là Luke, nó là cánh tay giả đầu tiên có thể thực hiện được nhiều chuyển động phức tạp thông qua các tín hiệu điện từ não, cho người đeo nó cảm giác tự nhiên hơn.

Cánh tay giả thực hiện được nhiều chuyển động phức tạp

Cánh tay giả thực hiện được nhiều chuyển động phức tạp

Hy vọng cho người tiểu đường loại 1

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Harvard (Mỹ) đã phát triển thành công các tế bào sản xuất insulin trong môi trường nằm ngoài tế bào gốc. Sau đó, các nhà khoa học đã cấy ghép những tế bào này vào chuột tiểu đường. Kết quả khả quan khi những con chuột này có thể kiểm soát tốt lượng đường trong máu trong nhiều tháng sau đó.

Công nghệ “in 3D” cơ quan nội tạng con người

Các máy in 3D có triển vọng sản xuất các tế bào, cơ quan với số lượng lớn, được xem là một giải pháp tương lai nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt cơ quan nội tạng cấy ghép. Các nhà khoa học có thể “in” mô con người, nhưng nó lại không có khả năng tồn tại một mình, bởi vì chúng cần các mạch máu và dưỡng chất.

Nhưng mới đây, các nhà khoa học Harvard (Mỹ) đã có bước tiến lớn khi có thể “in” 3D các mạch máu nhằm nuôi dưỡng tế bào. Với kỹ thuật này, việc đưa các cơ quan nội tạng được tạo ra bằng cách “in” 3D vào thực tế là không xa.

Người lao động

y học, Nghiên cứu, nhà khoa học, nghiên cứu mới, phát hiện ung thư, nhà nghiên cứu, tế bào gốc, xét nghiệm máu, bệnh truyền nhiễm, phòng thí nghiệm, u


© 2021 FAP
  22,287,905       14/826