Đặc điểm nóng ẩm của mùa hè là thời điểm thuận lợi của nhiều bệnh phát triển, nhất là các bệnh như sởi, tay-chân-miệng.
Nguy cơ đe dọa trẻ trong mùa hè
Ở trẻ em, do sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, nên vào mùa nắng nóng trẻ có nguy cơ cao mắc một số
bệnh nguy hiểm, đặc biệt là sởi, thủy đậu,
tay-chân-miệng... Bên cạnh đó, do nguy cơ bội nhiễm có thể xảy ra, các bác sĩ cũng khuyến cáo cha mẹ cũng phải hết sức chú ý chăm sóc, giữ gìn cho con để đề phòng các bệnh do virus, vi khuẩn khác như tay-chân-miệng, thủy đậu...
Các chứng bệnh này nếu không điều trị kịp thời đều có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm về thần kinh như viêm não tủy, viêm màng não hoặc biến chứng về hô hấp, tim mạch... thậm chí dẫn đến tử vong. Điều này khiến không ít bậc phụ huynh có con chưa được tiêm phòng bệnh càng phập phồng lo lắng vì không biết các bệnh có thể "đến gặp" con mình bất cứ lúc nào. Vì virus gây bệnh "có mặt" ở mọi nơi, việc đề phòng bệnh vẫn được cấp thiết đặt lên hàng đầu.
Phụ huynh cần chủ động phòng bệnh cho con giống như khi phòng các bệnh về đường hô hấp khác.
Cách phòng bệnh cho những trẻ chưa được tiêm phòng
Mặc dù tiêm phòng được coi là cách tốt nhất để phòng ngừa các bệnh do virus, vi khuẩn gây ra trong mùa hè nhưng theo bác sĩ Phạm Văn Gia - Phó Giám đốc Bệnh viện Tràng An thì: “Khi bé chưa kịp tiêm phòng sởi, biện pháp hữu dụng nhất để trẻ không có nguy cơ mắc bệnh sởi là các phụ huynh cứ chủ động phòng bệnh cho các cháu giống như khi phòng các bệnh về đường hô hấp khác".
Bác sĩ Phạm Văn Gia - Phó Giám đốc Bệnh viện Tràng An.
Một số biện pháp phòng tránh các bệnh sởi, tay-chân-miệng... mà cha mẹ nên áp dụng khi con mình chưa chưa được tiêm vaccin phòng bệnh bao gồm:
- Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ: Cha mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để giúp vệ sinh mũi, mắt cho con hàng ngày. Bên cạnh đó, cha mẹ cần thường xuyên nhắc trẻ rửa tay với xà phòng diệt khuẩn sau khi chơi đùa, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tắm. Việc này sẽ có hiệu quả cao trong việc phòng bệnh cho trẻ, nhất là khi trẻ chưa được tiêm phòng.
Ra vào nơi đông người phải vệ sinh cơ thể, rửa tay để diệt khuẩn: Khi cho trẻ ra vào các nơi đông người hay sinh hoạt tập thể… sẽ có các nguy cơ lây truyền bệnh rất cao, nhất là trong đợt bùng phát dịch. Vì vậy, sau khi đến nơi đông người trở nên, nên vệ sinh sạch sẽ người, chân tay cho trẻ bằng các sản phẩm vệ sinh có tác dụng diệt khuẩn tốt nhất.
Vệ sinh với xà phòng diệt khuẩn sẽ sẽ có hiệu quả cao trong việc phòng bệnh cho trẻ, nhất là khi trẻ chưa được tiêm phòng.
- Tăng cường vệ sinh môi trường sống: Các mẹ nên chăm chỉ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, sàn nhà và đồ chơi cho con phải được tẩy trùng, lau dọn thường xuyên.
- Cho trẻ bú ít nhất đến 6 tháng tuổi: Trong sữa mẹ lại có chứa những kháng thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn mà những loại sữa bò, sữa công thức không có.
- Chú ý chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ: Các mẹ cần luôn chú ý cho con ăn chế độ dinh dưỡng đầy đủ không quá kiêng khem và uống nhiều nước hoa quả để bổ sung những yếu tố kháng khuẩn và yếu tố tăng cường miễn dịch cho trẻ.
- Bổ sung vitamin A, sắt cho trẻ theo hướng dẫn của cán bộ y tế: Thiếu vitamin A sẽ làm cho trẻ chậm lớn, giảm sức đề kháng, nhiễm trùng và các bệnh liên quan đến thị giác ngày càng tăng cao.
- Không cho trẻ tiếp xúc với người bị bệnh hoặc nghi đang bị sởi,
tay-chân-miệng, thậm chí người khỏe mạnh từ bệnh viện về.
Trong quá trình chăm sóc, nếu nghi ngờ trẻ bị nhiễm sởi, phụ huynh nhất quyết không nên chủ quan nhưng cũng cần phải bình tĩnh, điều trị theo tuyến và đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.