Sức khỏe

Táo bón ở trẻ: Nguyên nhân và cách xử lý

Táo bón là một trong những chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ, là bệnh dễ mắc nhưng không phải bậc cha mẹ nào cũng biết cách xử lý đúng phương pháp, giúp trẻ loại trừ táo bón một cách nhanh nhất, tránh để lại hậu quả cho trẻ.

Nguyên nhân táo bón ở trẻ

Nguyên nhân của việc táo bón này rất nhiều. Tuy nhiên, những nguyên nhân có thể hay mắc phải như:Trẻ nhỏ thường xuyên ăn sữa ngoài. Thông thường ở trẻ nhỏ đang bú mẹ thì ít khi táo bón, nhưng vì lý do nào đó như mẹ mất sữa, mẹ đi làm, trẻ phải ăn sữa ngoài thì thường gây táo bón hơn. Trong đường tiêu hóa (ruột già) của bé có một hệ vi sinh vật có ích giúp tiêu hóa một số thành phần khó tiêu có trong sữa mẹ như: chất đường, chất đạm và chất béo. Kết quả là phân của bé là nhẹ nhàng hơn, do vậy thải ra ngoài dễ dàng hơn. Thứ nữa trẻ táo bón phần nhiều là do ít ăn rau và hoa quả nên không có chất xơ để tiêu hóa thức ăn. Có thể do cha mẹ chế biến không hợp khẩu vị của trẻ khiến ngày nay rất nhiều trẻ chán ăn rau.

Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ cần chọn những loại rau nhiều chất xơ mà lại có nhiều giá trị dinh dưỡng như súp lơ, cà rốt, bí đỏ, khoai lang… Khi chế biến nên nấu vừa phải không quá mềm, cũng không quá cứng, và có thể cắt thành các hình khiến trẻ thích thú sẽ ăn ngon hơn. Mặt khác, nước lọc là yếu tố cơ cần thiết của cơ thể. Khi trẻ uống không đủ lượng nước sẽ có nguy cơ táo bón. Vì vậy, nếu trẻ đang bú mẹ cần được bú nhiều, trẻ ăn dặm đổ lên thì cần bổ sung các loại nước

Dấu hiệu khi trẻ bị táo bón

Táo bón rất dễ phát hiện ra nếu như người mẹ biết cách quan tâm, theo dõi tới việc đi đại tiện của trẻ. Trẻ có thể bị táo bón là khi trẻ đại tiện dưới 2 lần đại tiện/ngày đối với trẻ sơ sinh, dưới 3 lần đại tiện/tuần (trên 2 ngày/lần) với trẻ đang bú mẹ, dưới 2 lần đại tiện/tuần (trên 3 ngày/lần) với trẻ lớn.

Trong trường hợp thấy trẻ đi ngoài phân rắn, có khi thành viên như phân dê, trẻ phải rặn thì lúc đó bạn nên nghĩ ngay đến việc trẻ đã bị táo bón. Táo bón nếu không được điều trị sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như trẻ biếng ăn, chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng, chướng bụng, đầy hơi, ăn khó tiêu, nôn trớ. Những chất độc trong phân cần được thải ra ngoài hàng ngày bị tích lại trong ruột có thể bị hấp thu trở lại trong máu gây hại cho sức khoẻ của trẻ.

Trẻ có thể bị táo bón trong vài ngày hoặc vài tuần và thường được gọi là táo bón cấp tính nhưng trẻ cũng có thể bị táo bón kéo dài, lâu hơn đến vài tháng.

Táo bón ở trẻ: Nguyên nhân và cách xử lý 1

Bổ sung men vi sinh phòng ngừa táo bón ở trẻ

Men vi sinh còn gọi là probiotic, là những vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Trong đường ruột của chúng ta bình thường khỏe mạnh có chứa những loại vi khuẩn thường trú ở đây và tạo hệ sinh thái cân bằng, tham gia vào giai đoạn cuối của quá trình tiêu hóa thức ăn và bảo vệ đường ruột. Các vi khuẩn này lên men thức ăn, sản xuất acid lactic, acid hóa đường ruột và ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn có hại, hạn chế nhiễm trùng tiêu hóa, khắc phục tình trạng loạn khuẩn ruột, giúp cho hệ miễn dịch tại đường ruột tăng cường hoạt động. Nhờ đó, hệ tiêu hoá khoẻ mạnh để thực hiện tốt chức năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Giúp phòng tránh rối loạn tiêu hoá từ nhẹ đến nặng như táo bón, kích thích ruột, trào ngược, ợ hơi, khó tiêu cho đến các bệnh viêm loét dạ dày, tiêu chảy....

Việc bổ sung các men vi sinh, nhằm nâng cao sức khoẻ là cần thiết.

Táo bón ở trẻ: Nguyên nhân và cách xử lý 2
Bio-acimin Gold – chế phẩm men vi sinh được nhiều mẹ tin tưởng

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại men vi sinh trong đó có cốm vi sinh Bio-acimin Gold là sản phẩm đã có uy tín từ lâu trên thị trường và được nhiều mẹ tin tưởng. Ngoài men vi sinh, Bio-acimin Gold còn được bổ sung nhiều thành phần khác giúp cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ: acidamin, vitamin nhóm B giúp hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn. Bổ sung kẽm, taurin, lysine sẽ giúp con ăn ngon và tăng cảm giác them ăn ở trẻ. Ngoài ra, Bio-acimin Gold còn bổ sung thêm một số thành phần giúp tăng cường miễn dich… và acid béo chưa no DHA giúp trí não con phát triển.

Đối với trẻ bị táo bón, phụ huynh nên cho con sử dụng trong thời gian khoảng 1-2 tháng để có hiệu quả tốt nhất. Sản phẩm được bào chế để sử dụng hàng ngày cho trẻ nên mẹ có thể cho con dùng thường xuyên mà không lo tác dụng phụ. Sản phẩm không phải là thuốc và không có chức năng thay thế thuốc chữa bệnh.

aFamily

© 2021 FAP
  1,146,618       6/880