Đầy bụng là một tình trạng vô cùng khó chịu mà nhiều người có thể thường xuyên gặp phải.
1. Ăn thực phẩm có đường nhân tạo
Đường nhân tạo không chỉ làm tăng
cảm giác thèm ăn, mà còn là hóa chất mà không thể được hấp thụ và có thể làm trầm trọng thêm hội chứng ruột kích thích. Vì vậy, khi đường nhân tạo vào cơ thể, vi khuẩn trong ruột của chúng ta cố gắng tiêu hóa chúng. Điều này có thể dẫn đế tạo ra khí và dẫn đến đầy bụng.
2. Uống quá nhiều rượu
Uống nhiều hơn ba đồ uống có cồn mỗi ngày sẽ không chỉ thúc đẩy mỡ bụng mà còn làm bạn cảm thấy đầy bụng, bởi cơ thể bạn đang giữ nước nhiều hơn mất nước. Trong trường hợp bất đắc dĩ phải uống rượu, bạn nên uống rượu vang thay thế bia rượu thông thường vì rượu vang ít làm đầy bụng hơn.
Ảnh minh họa
3. Thừa chất xơ
Mặc dù chất xơ rất quan trọng trong
chế độ ăn uống của bạn, nhưng trong một số trường hợp đầy bụng lại là hậu quả của chất xơ hòa tan – chất được tìm thấy trong bột yến mạch hoặc đậu. Chất xơ hòa tan không được tiêu hóa khi đến ruột già, không được tiêu hóa, làm tăng thời gian tiêu hóa bằng cách giúp vận chuyển thức ăn trong cơ thể của bạn một cách nhanh chóng. Từ đó sinh ra khí và làm cho bạn đầy bụng.
4. Uống thuốc kháng sinh
Đầy bụng có thể do những thay đổi nhỏ trong hệ sinh vật đường ruột của bạn - hay còn gọi là các vi sinh vật sống trong đường tiêu hóa của bạn. Vì uống thuốc kháng sinh có thể thay đổi cách vận chuyển thức ăn đến đường ruột của bạn lẫn số lượng và loại khí được sản sinh. Thuốc giảm đau và sắt cũng có thể có tác động tương tự. Chúng làm tăng sản xuất khí methane có liên quan đến
táo bón và đầy hơi.
5. Cơ bụng yếu
Cơ bụng yếu có thể là nguyên nhân gây ra đầy bụng. Nếu cơ bụng của bạn thường giãn bị co lại trong suốt cả ngày, bạn sẽ giữ lại khí trong ruột và hậu quả là bị đầy bụng. Để giảm đầy bụng, bạn nên làm vật lý trị liệu hoặc đến gặp một huấn luyện viên thể dục để biết cách thư giãn cơ bắp.
Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị đầy bụng. Ảnh minh họa
6. Quá nhiều vi khuẩn phát triển trong ruột của bạn
Sibo là một loại vi khuẩn nhỏ trong đường ruột. Nếu nó phát triển quá mức có thể gây ảnh hưởng đến cơ chế làm sạch ruột non, dẫn đến hội chứng ruột kích thích, rối loạn vận động,
bệnh tiểu đường, túi thừa ruột non, bệnh Crohn, bệnh celiac và ngộ độc thực phẩm...
Bạn sẽ cảm thấy những ảnh hưởng tồi tệ nhất khi vi khuẩn từ ruột già di chuyển vào ruột non. Những vi khuẩn này sau đó có thể thâm nhập và ăn những thức ăn không tiêu, tạo ra khí và đầy hơi. May mắn thay, sibo có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc thuốc kích thích tiêu hóa. Vì vậy, hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ khi bị tình trạng này.
7. Hấp thu thức ăn nhiều fructose kém
Nếu cơ thể bạn, đặc biệt là ruột non, không thể hấp thụ fructose, bạn có thể sẽ bị đầy hơi, tiêu chảy và đau bụng. Nếu bạn nghi ngờ mình mắc vấn đề này, bạn nên hạn chế thực phẩm giàu chất fructoza, chẳng hạn như táo, mật ong, xoài, lê và bất cứ thực phẩm nào chứa nhiều đường ngô dạng nước – những thực phẩm này có thể gây ra đầy hơi. Kém hấp thu fructose khác với không dung nạp fructose di truyền, có thể được chẩn đoán bằng xét nghiệm hơi thở hydro được nhờ bác sĩ.