Sức khỏe

Những điều chị em chưa biết về bệnh rong kinh

Nếu tình trạng rong kinh kéo dài sẽ dẫn tới hao tổn khí huyết, ảnh hưởng tới chức năng buồng trứng và khả năng sinh sản của nữ giới.

Em bị rong kinh (máu đen kéo dài), nhưng khi khám phụ khoa bác sĩ chỉ đưa em thuốc tránh thai, khi uống xong vài tháng lại tái phát. Trước kia em cũng từng sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp. Bác sĩ cho em hỏi, em phải chữa trị như thế nào và như vậy có ảnh hưởng tới việc có thai sau này của em không? Mong bác sĩ tư vấn giúp em! Em xin cảm ơn! (H. Thanh)
Trả lời:
Bạn H. Thanh thân mến!
Rong kinh là hiện tượng nữ giới có thời gian hành kinh vượt quá 7 ngày trở lên, thậm chí là 2 tuần. Đây là hiện tượng chảy máu tử cung do rối loạn chức năng rụng trứng, viêm nội mạc buồng tử cung. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới hao tổn khí huyết, ảnh hưởng tới chức năng buồng trứng và khả năng sinh sản của nữ giới. 
Người phụ nữ bị rong kinh thường có biểu hiện chủ yếu là suy nhược, tì thận yếu, máu kinh xuất hiện kéo dài... Do đó, các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng và mức độ của từng đối tượng để có liệu pháp điều trị thích hợp nhất.
Những điều chị em chưa biết về bệnh rong kinh 1
Ảnh minh họa
Nguyên nhân gây rong kinh được chia ra làm hai loại: 
- Rong kinh cơ năng: Xuất hiện ở giai đoạn đầu của tuổi dậy thì và giai đoạn cuối tiền mãn kinh. Đây là hiện tượng bình thường và sẽ tự biến mất. Đây là hiện tượng rong kinh do rối loạn hormone.
- Rong kinh do nguyên nhân thực thể: Hiện tượng này xuất hiện do tổn thương thực thể ở tử cung hoặc buồng trứng như: u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, polyp tử cung, buồng trứng đa nang, ung thư nguyên bào nuôi, ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung,…
Ngoài ra các loại thuốc tránh thai khẩn cấp cũng có thể gây rong kinh.
Trong trường hợp bị rong kinh do rối loạn hormone, nếu ở mức độ nhẹ (ra máu ít), không dẫn đến thiếu máu và không cần điều trị. Chị em có thể chú ý và thay đổi thói quen sinh hoạt để khắc phục điều này. Còn trong trường hợp bị thiếu máu, máu ra nhiều... thì cần có biện pháp bổ sung nội tiết (estrogen và progestrogen) để ổn định hormone và chu kì kinh nguyệt. Dùng thuốc tránh thai hoặc tiêm bổ sung nội tiết cũng có thể là các biện pháp mà bác sĩ hướng dẫn người bệnh thực hiện.
Bạn đã đi khám cẩn thận và bác sĩ hướng dẫn cách điều trị thì bạn nên tuân thủ theo. Trong quá trình điều trị, nếu thay có thay đổi bất thường ở cơ thể thì cần báo lại cho bác sĩ, ngay cả khi chưa hết chu trình điều trị cũng cần đi khám để bác sĩ có hướng thay đổi thích hợp hơn.
Nếu điều trị kịp thời, hiệu quả, nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng có con của bạn sẽ được hạn chế đi rất nhiều. Vì vậy, bạn cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp điều trị để nhanh khỏi và khỏe mạnh nhé.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
aFamily

© 2021 FAP
  1,135,165       5/1,144