Sức khỏe

Giải đáp hiện tượng có lẫn máu trong sữa khi cho con bú

Hiện nay, trên một số trang mạng xã hội các mẹ chia sẻ những băn khoăn lo lắng khi trong quá trình vắt sữa hay cho con bú xuất hiện lẫn máu trong sữa.

Hiện tượng có thể xảy ra
Chị Nguyễn T.H đã chia sẻ những lo lắng của mình sau khi vắt sữa ra bình cho bé thì thấy có lẫn máu. Chị phân vân, không biết nếu con chị bú sữa như vậy có thật sự nguy hiểm không, “vừa rồi con mình mọc răng nó bú hay ngấu nghiến cắn cả vào đầu ti bị chảy máu tia sữa mà mình không biết, con vẫn bút suốt mãi đến khi để ý kỹ đầu tia ròi vắt bằng tay mới thấy có máu chảy ra”. 
Hay trường hợp mẹ bé Nhím chia sẻ hồi chị mới sinh cháu đầu, không hiểu vì lý do gì mà một bên ti của chị khi vắt sữa ra lại thấy có lẫn máu trong sữa cho dù không sung hay đau. Càng vắt thì máu ra càng nhiều, chị rất sợ và không dám cho con bú nữa.
Theo BS Thu Ngân, BV Phụ sản Hà Nội, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng máu lẫn với sữa là do viêm nhiễm ống tuyến sữa bệnh bẩm sinh hay phát triển bất thường của tuyến vú, tụ máu tuyến vú do chấn thương, viêm tuyến vú do nhiễm trùng và Apxe tuyến vú. Bệnh tuy không nguy hiểm tính mạng nhưng bệnh mang đến nhiều phiền phức cho chị em.
Ngoài ra, có thể do những người phụ nữ sau sinh đầu ngực bị đau nứt hay chảy máu có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn có vấn đề khi cho bé bú.  Có thể đầu ti của bạn bị viêm nhiễm thì dẫn đến máu sẽ có trong sữa vì vây nếu muốn cẩn thận về nguồn sữa đó cho con bú bạn đi kiểm tra sữa xem có bị nhiễm khuẩn không, nếu không sao thì mới nên cho bé bú tiếp.
Giải đáp hiện tượng có lẫn máu trong sữa khi cho con bú 1
Ảnh minh họa
Phòng tránh viêm tuyến vú
Theo BS Ngân vì thời gian đầu khi cho con bú, ngực của mẹ có thể bị đau. Nếu đau nhức quá lâu hoặc đầu vú bị tổn thương (nứt, chảy máu), mẹ nên đi bác sĩ để giải quyết tận gốc cơn đau và thoải mái hơn khi cho bé bú.
Đôi khi mẹ cho bé bú sai tư thế dẫn đến việc bé nút vú mẹ không đúng, khiến mẹ cảm thấy đau nhức hoặc núm vú bị chảy máu. Mẹ chỉ cần thay đổi tư thế cho bé là mọi chuyện sẽ được cải thiện ngay.
Dùng máy hút sữa không đúng cách cũng gây nên đau đớn cho núm vú mẹ. Một số bà mẹ chỉnh mức độ hút quá cao hay phần phễu chụp núm vú quá nhỏ. Dẫn đến quá trình lực hút có máu. Núm vú của mẹ cũng có thể bị nứt hoặc chảy máu vì da.
Chính vì thế, sau khi cho con bú các mẹ nhẹ nhàng làm sạch núm vú để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng. Bạn nên sử dụng nước ấm cùng khăn mềm để lau rửa đầu vú và khu vực xung quanh thật sạch sẽ, khô thoáng. Khi đầu vú có mồ hôi hoặc bị bụi bẩn bám vào, cần kịp thời rửa sạch.
 Mỗi ngày một lần, sử dụng xà phòng kháng khuẩn, không mùi nhẹ nhàng làm sạch vết nứt và rửa sạch với nước. Không được dùng rượu, kem dưỡng ẩm hoặc nước hoa lên núm vú.
Dùng thuốc mỡ có chứa thành phần dành cho các mẹ cho con bú. Thoa một ít thuốc mỡ lên núm vú sau mỗi lần cho bé bú. Điều này giúp mẹ bớt đau và vết nứt không bị đóng vảy.
Nếu mẹ quá đau, hãy ngừng cho bé bú và hút sữa ra bình trong vòng một ngày hoặc lâu hơn để đầu núm vú có thời gian hồi phục. Tham khảo ý kiến bác sĩ để biết cách duy trì nguồn sữa và tránh thương tổn cho núm vú về sau. 
Mẹ nên đến bác sĩ nếu núm vú bị nứt vẫn còn đau đớn và chảy máu sau 24 giờ, hoặc nếu mẹ bị sốt, viêm, chảy mủ, hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng khác. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương hở và dẫn đến nhiễm trùng vú.
Thực tế là núm vú bị nứt hoặc chảy máu sẽ không ảnh hưởng đến bé. Bé có thể nuốt phải ít máu của mẹ nhưng máu sẽ ra khỏi cơ thể khi bé đi vệ sinh. 
Mỗi lần cho con ăn, tốt nhất bạn cố gắng để bé bú hết sữa ở cả hai bên. Nếu sữa nhiều mà bé bú ít, bạn nhớ nhẹ nhàng vắt cạn lượng sữa thừa để tránh tình trạng ứ đọng sữa gây viêm tắc tuyến sữa.
Khi mang thai đến tháng thứ 5, bạn nên dùng khăn mềm, nước ấm và xà phòng để cọ rửa nhẹ nhàng hai bên bầu ngực, đặc biệt là núm vú. Làm như vậy giúp tăng cường khả năng phục hồi của lớp da bên ngoài, ngăn ngừa khả năng bị tổn thương của núm vú khi cho con bú và đảm bảo được nguồn sữa cho con bú. 
aFamily

© 2021 FAP
  1,135,008       4/1,186