Bình thường, đúng là "vùng kín" có ra mồ hôi nhưng không đến mức khiến cho đáy quần chip của bạn luôn ẩm ướt như thế. Hiện tượng này có thể là do viêm lộ tuyến cổ tử cung gây ra.
Thưa bác sĩ, em có một chuyện tế nhị không dám hỏi ai, mong bác sĩ tư vấn giúp em. Gần 1 năm trở lại đây, em thường xuyên thấy tình trạng đáy quần lót bị ẩm ướt. Em nghĩ rằng đó là do mồ hôi ở "vùng kín" thoát ra vì em không thấy có biểu hiện ra dịch âm đạo và không có mùi hôi. Bác sĩ cho em hỏi, tình trạng này có nguy hiểm gì đến sức khỏe của em hay không? Em xin cảm ơn bác sĩ! (H. Liên)
Trả lời:
Bạn H. Liên thân mến!
Hiện tượng đáy quần chip luôn ẩm ướt có thể là do viêm lộ tuyến cổ tử cung gây ra. Ảnh minh họa
Có đến 30% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ bị
viêm lộ tuyến cổ tử cung. Triệu chứng thường thấy nhất của bệnh này là đáy quần lót luôn ẩm ướt.
Triệu chứng này có thể không kèm theo mùi hôi nên nhiều chị em chủ quan, cho rằng không nguy hại gì đến sức khỏe. Tình trạng đáy quần lót luôn ẩm ướt rất có thể tạo môi trường thích hợp cho các vi khuẩn tấn công và gây nên nhiều bệnh viêm nhiễm khác. Điều này không những khiến chị em khó chịu mà còn có thể dẫn đến hậu quả nặng nề hơn là ảnh hưởng đến
sức khỏe sinh sản của chị em nếu không được điều trị dứt điểm và kịp thời. Vì vậy, bạn không nên chủ quan, coi thường hiện tượng tưởng chừng bình thường này. Bạn nên tới các cơ sở y tế chuyên
sản phụ khoa để được thăm khám và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.
Phần lớn viêm nhiễm vùng kín đều xuất phát từ việc vệ sinh kém, vệ sinh không đúng cách hoặc quan hệ tình dục không lành mạnh của các chị em. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, chị em nên giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thấm nước tiểu sau khi đi vệ sinh, mặc quần lót thoáng, có lối sống lành mạnh và đi khám phụ khoa ngay khi có dấu hiệu bất thường.
Mức độ viêm lộ tuyến nặng hay nhẹ được đánh giá thông qua sự tổn thương của tế bào cổ tử cung ở mức độ nông hay sâu. Lộ tuyến nông là vùng tổn thương có thể xuất hiện trên diện rộng nhưng lớp tế bào liên kết ở bề mặt. Lộ tuyến sâu là khi các lớp tế bào đã mất hết, lớp đệm phía dưới lộ hẳn lên bề mặt. Để đánh giá chính xác mức độ tổn thương, bạn cần phải khám và làm
xét nghiệm tế bào.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!