Sức khỏe

4 cách đơn giản phòng và điều trị các bệnh ở miệng của trẻ

Sưng nướu hay những vết lở loét trong miệng, nấm miệng… là những bệnh ở miệng mà nhiều trẻ gặp phải.

Nguyên nhân của một số bệnh trẻ thường gặp ở miệng
Viêm loét miệng
Là những tổn thương phát sinh ở vùng niêm mạc miệng và cổ họng gây đau đớn, rất khó chịu khi trẻ ăn, nói hoặc cử động. Đặc biệt khi ăn uống những thực phẩm nóng, lạnh có chất kích thích thì bé càng bị đau hơn tại những vết loét và phần xung huyết xung quanh.
Thông thường, triệu chứng viêm loét miệng sẽ biến mất sau 1 - 2 tuần, nhưng có thể tái phát. 
Nguyên nhân: Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bệnh bao gồm: chấn thương nhỏ từ miệng (do trẻ đánh răng quá nhiều, ăn nhiều thực phẩm nhiều gia vị, có tính axit, tai nạn do cắn; các rối loạn đường ruột nghiêm trọng; suy giảm hệ thống miễn dịch…
4 cách đơn giản phòng và điều trị các bệnh ở miệng của trẻ 1
Ảnh minh họa
Viêm nướu
Viêm nướu như là tình trạng sưng tấy, đau hoặc viêm nhiễm nướu răng. Có 2 hình thức chính của bệnh viêm nướu là viêm nướu và bệnh nha chu.
Nguyên nhân: Nguyên nhân chính gây viêm nướu là do nhiều vi khuẩn sinh sôi trong miệng gây kích thích mô nướu, gây viêm nướu. Nếu không được điều trị, viêm nướu sẽ dẫn đến viêm nha chu, phá hủy vĩnh viễn lên răng và hàm của trẻ.
Nấm miệng
Biểu hiện của trẻ bị nấm miệng là có những mảng màu trắng xuất hiện trên lưỡi và những vết loét đỏ trên môi, trên vòm miệng, niêm mạc miệng. Khi bị nấm miệng, trẻ có thể cảm thấy rát trong miệng hoặc cổ họng.
Nguyên nhân: Nấm miệng là do tác động của những yếu tố bên ngoài hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu, ví dụ như uống thuốc kháng sinh trong một thời gian dài; dùng corticosteroid; viêm đường tiết niệu… 
Những bệnh này làm tăng lượng vi khuẩn trú ngụ trong miệng nên hoàn toàn có thể gây ra triệu chứng kèm theo là hôi miệng. Điều này không những khiến trẻ khó chịu vì bệnh mà còn mặc cảm và ngại ngùng trong giao tiếp.
4 cách đơn giản phòng và điều trị các bệnh ở miệng của trẻ 2
Ảnh minh họa
4 cách đơn giản phòng và điều trị bệnh ở miệng của trẻ
* Chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách: Đây là điều quan trọng trong quá trình điều trị và phòng ngừa các bệnh về miệng. Trẻ nên chải răng thường xuyên ngày 2-3 lần. Không nên cho trẻ dùng tăm xỉa răng vì dễ gây tổn thương nướu, sưng nướu, đau miệng. Hướng dẫn trẻ dùng chỉ tơ nha khoa chăm sóc răng miệng hàng ngày.
* Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý: Hàng ngày để điều trị và phòng ngừa bệnh về miệng, phụ huynh nên bổ sung vitamin C và B12 vào bữa ăn của trẻ. Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn quá ngọt, nước giải khát có ga. Cho trẻ ăn nhiều rau xanh và hoa quả, những thực phẩm, món ăn dễ tiêu hóa để không gây nhiệt miệng, viêm loét và tổn thương răng miệng.
* Khám răng miệng định kỳ: Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần. Các bác sĩ nha khoa sẽ giúp phát hiện và điều trị dứt điểm sớm những bất ổn các bệnh về miệng ở trẻ để cơ thể luôn khỏe mạnh.
4 cách đơn giản phòng và điều trị các bệnh ở miệng của trẻ 3
Ảnh minh họa
*  Giữ sạch đôi tay: Nhiều trẻ có thói quen đưa tay vào miệng mà không ý thức được khi đưa tay không sạch vào miệng, vô tình vi khuẩn cũng vào theo. Điều này khiến những chỗ bị đau trong miệng bị tổn thương và trở thành yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm sưng lợi cũng như viêm ở các vị trí khác trong khoang miệng. Việc điều trị bệnh cũng trở nên khó khan hơn.
Do đó, ngoài việc giữ cho trẻ hạn chế đưa tay vào miệng, cha mẹ nên tạo cho con thói quen giữ vệ sinh tay bằng cách thường xuyên rửa tay với xà phòng diệt khuẩn, đặc biệt là rửa tay trước và sau khi ăn, khi đi vệ sinh, đi ra ngoài để hạn chế lượng vi khuẩn trên tay trẻ. Những người tham gia chơi, chăm sóc trẻ cũng cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn để tránh tác nhân lây truyền bệnh cho trẻ. 
aFamily

© 2021 FAP
  1,133,159       7/1,167