Theo các chuyên gia lĩnh vực nông nghiệp thì đào, nhãn, xoài… luôn là những loại trái cây hay "ngậm" thuốc độc giữ màu sắc và hương vị được lâu.
Dưới đây là những loại trái cây hay "ngậm" thuốc độc nhiều nhất.
Hạn chế mua xoài vỏ bên ngoài màu xanh hoặc xanh vàng nhạt, nhưng bên trong ruột lại chín vàng. Không chỉ không có vị xoài, nhạt nhẽo, thường quả xoài này sử dụng rất nhiều chất bảo quản.
Đào tiên trái to thường bị ngâm với axit citric công nghiệp, để giữ vỏ màu đỏ, không dễ hư hỏng. Nếu vào trong cơ thể, dư lượng hóa chất này có thể gây tổn hại hệ thống thần kinh, gây ra các bệnh dị ứng, thậm chí ung thư.
Nhiều người bán còn thường lấy quả đào cắt nhỏ ngâm với phèn chua cho giòn rồi ngâm thành nước uống. Thành phần chính của phèn là nhôm sunfat, tiêu thụ lâu dài có thể gây mất trí nhớ, độ đàn hồi da giảm dễ xuất hiện nếp nhăn.
Nhãn muốn để được lâu thường phun lưu huỳnh giúp giữ đầu quả không bị hỏng và vỏ quả bóng đẹp. Đồng thời khi ăn thịt bên trong có độ giòn, lõng nhãn cứng. Lưu huỳnh khi vào cơ thể gây cảm lạnh, tiêu chảy và ho nhiều.
Lê nhanh hỏng nên thường phải “ngậm” hoá chất, hoặc nhuộm thêm màu vàng hay tẩy trắng mà thời gian sử dụng kéo dài. Nhưng người tinh tế có thể nhận ra nếu khi mua ngửi thấy mùi lạ và khi cắt ra hương vị không tự nhiên.
Dưa hấu thường phun rất nhiều thuốc trừ sâu để phòng sâu bệnh. Thậm chí, ngay khi đã thu hoạch nhưng theo tiết lộ của những người từng kinh quá tồng dưa hoặc buôn dưa hẫu thì loại quả này vẫn thường bị chấm một ít thuốc sâu để dưa có vị ngọt đậm hơn.
Muốn vỏ chuối đẹp người bán thường dấm bằng amoniac hay sulfur dioxide để vỏ chín vàng đều nhưng bên trong thường không ngọt, có vị chát. Sulfur dioxide khi vào cơ thể có thể gây hại cho hệ thần kinh, ảnh hưởng đến chức năng gan và thận.