Theo một nghiên cứu mới thì sử dụng điện thoại cảm ứng hàng ngày có thể làm thay đổi hình dạng và chức năng của não bộ của con người.
Điện thoại thông minh (điện thoại cảm ứng, smart phone) đã trở nên không thể thiếu trong
cuộc sống hiện đại, nhưng các chuyên gia của Đại học Zurich, Thụy Sĩ đã phát hiện ra rằng sử dụng điện thoại màn hình cảm ứng liên tục hàng ngày có thể làm thay đổi hình dạng và chức năng của não bộ của con người.
Sử dụng điện thoại cảm ứng hàng ngày có thể làm thay đổi hình dạng và chức năng của não bộ của con người. Ảnh minh họa
Nhà thần kinh học Dr Arko Ghosh, người dẫn đầu nghiên cứu về tác động của việc sử dụng điện thoại di động, cho biết, phát hiện mới liên quan đến điện thoại thông minh này đã chứng minh khả năng của bộ não ảnh hưởng tới từng thời điểm.
Tiến sĩ Ghosh của Đại học Zurich, Thụy Sĩ, cho biết: "Tôi nghĩ rằng chúng ta phải đánh giá mức độ ảnh hưởng phổ biến các thiết bị kỹ thuật số cá nhân và mật độ sử dụng chúng như thế nào. Các thiết bị công nghệ kỹ thuật số chúng ta sử dụng hàng ngày có ảnh hưởng đối với việc xử lý cảm giác trong não của chúng ta và việc sử dụng
điện thoại thông minh chưa bao giờ được đề cập đến trong lịch sử tiến hóa của con người".
Không những chúng ta đột nhiên sử dụng các đầu ngón tay và ngón tay cái của mình theo những mục đích mới (lướt điện thoại) mà chúng ta còn thực hành như vậy giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác.
Nhóm nghiên cứu Thụy Sĩ đã theo dõi 37 người tình nguyện trong hơn mười ngày, trong số đó có 27 người sử dụng điện thoại màn hình cảm ứng và 11 sử dụng điện thoại di động truyền thống với các nút cố định.
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi sóng não của những người tham gia nghiên cứu và họ đã tìm thấy rằng những người sử dụng điện thoại màn hình cảm ứng hiện đại đã có một số thay đổi về hình thức và chức năng ở vỏ não của họ.
Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Current Biology, các nhà khoa học cho biết những người sử dụng điện thoại thông minh đã làm thay đổi mối liên hệ giữa cách ngón tay cái và bộ não làm việc với nhau. Điều này càng rõ ràng với những người sử dụng điện thoại thông minh liên tục.
Trong khi việc sử dụng các nút cố định ở điện thoại truyền thống đòi hỏi các động tác tay đơn giản, thì việc dùng điện thoại màn hình cảm ứng đòi hỏi một tập hợp phức tạp rất nhiều các động tác. Các phần của bộ não kiểm soát cảm giác xúc giác trên ngón tay cái và các ngón tay khác cũng phải hoạt động nhiều hơn - tăng kết nối giữa chúng, từ đó tăng tốc thời gian phản ứng và sự nhạy cảm.
Các nhà khoa học cũng kết luận rằng việc sử dụng điện thoại màn hình cảm ứng cũng khiến
vỏ não phải tổ chức lại. Các hoạt động của não bộ được gợi ý bởi cảm ứng ở đầu ngón tay cái và tỷ lệ thuận với thời lượng sử dụng ngón tay cái.
Mặc dù từ lâu chúng ta đã biết rằng não có khả năng thích ứng với môi trường mới nhưng sự thay đổi như vậy đôi khi có thể dẫn đến các rối loạn đau và các bệnh mãn tính.
Tiến sĩ Ghosh cho biết: "Tôi thực sự ngạc nhiên bởi những thay đổi được ghi nhận từ việc sử dụng điện thoại thông minh. Nó giống như sự thay đổi ở não của những nhạc sĩ".
Các nhà khoa học cũng lo lắng sự tăng độ nhạy cảm và liên kết nhanh giữa não và các ngón tay khi sử dụng điện thoại thông minh cũng có thể có
hại cho sức khỏe con người. Thay đổi hình dạng của vỏ não có thể dẫn đến đau, co thắt và rối loạn vận động như loạn trương lực... các chuyên gia cảnh báo.
Nghiên cứu này vẫn cần được tiến hành mở rộng để có những kết quả xác đáng nhất.
(Nguồn: DailyMail)