Sức khỏe

Nguy cơ sốt xuất huyết giai đoạn mùa Đông - Xuân

Hiện nay, tuy chưa phải mùa cao điểm của bệnh, nhưng thời tiết diễn biến thất thường những ngày qua đặc biệt là khu vực phía Bắc khiến bệnh vẫn có nguy cơ lan rộng và tăng cao trở lại.

Sốt Xuất Huyết (SXH) là một dịch bệnh phổ biến tại các nước có khí hậu nóng ẩm. Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có đến 94,000 ca mắc SXH với khoảng 90 ca tử vong.

Nguy cơ sốt xuất huyết giai đoạn mùa Đông - Xuân 1
Thời tiết thất thường khiến muỗi sinh sôi

Sự khác biệt về đặc điểm địa lý, khí hậu dẫn đến thời điểm bùng phát SXH cũng khác nhau tại các khu vực trong cả nước. Nếu miền Nam và miền Trung bệnh xuất hiện quanh năm thì tại Tây Nguyên và miền Bắc, dịch thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 11.

Với khu vực Bắc Bộ và phía Bắc của Trung Bộ nước ta, vào thời gian này thường có những đợt không khí lạnh đi kèm mưa phùn, nồm khiến môi trường ẩm ướt, nóng lạnh bất thường… là điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sôi, phát triển.

Đặc biệt năm nay theo ông Hoàng Đức Cường - Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung Ương cho biết, thời tiết dịp Tết và sau Tết Nguyên Đán sẽ có nhiều đợt không khí lạnh ngắn ngày gây rét, mưa nhỏ tại khu vực này, khiến cho các dịch bệnh, đặc biệt là dịch SXH có nguy cơ tăng cao.

Dập tắt ổ dịch SXH ngay từ trong nhà

Cần có biện pháp vệ sinh môi trường phù hợp, chủ động dập tắt các ổ dịch ngay từ trong nhà để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Không chủ quan mùa nào không có nguy cơ cao thì không cần phòng tránh. Có hai phương pháp giúp phòng ngừa SXH hiệu quả mà người dân cần quan tâm.

Nguy cơ sốt xuất huyết giai đoạn mùa Đông - Xuân 2
Chủ động tiêu diệt nơi sinh sản của muỗi: Ngoài các biện pháp thông thường như loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước quanh nhà, diệt lăng quăng; chúng ta cần có thêm một số biện pháp đặc biệt để ngăn sự sinh sôi cho muỗi vào giai đoạn này:

- Không mở cửa, không bật quạt trong nhà để tránh không khí ẩm bên ngoài vào càng nhiều, gây tình trạng sàn nhà, tường ẩm ướt.

- Khi trời nồm, cần dùng khăn khô lau sạch ngay những chỗ có nước ngưng tụ.

Phòng tránh muỗi đốt: Bên cạnh việc chủ động giữ vệ sinh môi trường sống, người dân cũng cần lưu ý phòng tránh bị muỗi đốt, bảo vệ bản thân và gia đình bằng cách:

- Ngủ màn (ngay cả ban ngày), mặc quần áo dài tay, không cho trẻ chơi ở những chỗ tối.

- Dùng rèm, mành tẩm hóa chất diệt muỗi che cửa để hạn chế và diệt muỗi.

- Xua đuổi muỗi bằng các loại nhang muỗi, sản phẩm xịt chống muỗi, vợt điện,…

- Khi sinh hoạt ngoài trời, hoặc đến những vùng đang có dịch cần mang theo các chai xịt chống muỗi, xua đuổi muỗi, đặc biệt là với trẻ em, người có tiền sử dị ứng nặng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Viện Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), hoạt chất Diethyltoluamide (DEET) nồng độ từ 10 – 30% trong thuốc xịt muỗi có hiệu quả xua đuổi muỗi trong thời gian dài (từ 8 – 10 tiếng), an toàn cho sức khỏe.

Nguy cơ sốt xuất huyết giai đoạn mùa Đông - Xuân 3
aFamily

© 2021 FAP
  1,116,320       1/566