Sức khỏe

Phòng bệnh hô hấp, truyền nhiễm khi thời tiết hết mưa, chuyển nắng

Trẻ nhỏ có nhiều nguy cơ bị bệnh khi thời tiết chuyển nắng nhưng độ ẩm trong không khí vẫn tăng cao, đặc biệt là các bệnh hô hấp, truyền nhiễm...

Ghi nhận thêm các trường hợp mắc sốt xuất huyết và tay chân miệng
Chiều 16-3, Sở Y tế Hà Nội có báo cáo về tình hình dịch bệnh trong tuần qua (từ ngày 9 đến 15-3). Theo đó, trong tuần ghi nhận thêm 3 trường hợp sốt xuất huyết (SXH), 49 ca tay chân miệng (TCM), 9 trường hợp sốt phát ban dạng sởi. 
Như vậy, tích lũy từ đầu năm tới nay, toàn thành phố ghi nhận 25 trường hợp sốt xuất huyết, 277 trường hợp tay chân miêng, 71 trường hợp sốt phát ban dạng sởi nhưng không có trường hợp tử vong. Riêng với dịch bệnh ho gà, từ đầu năm đến nay ghi nhận 32 trường hợp, đối tượng mắc chủ yếu là trẻ nhỏ chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chưa đầy đủ vắc xin phòng bệnh ho gà.
 Theo đánh giá của Sở Y tế Hà Nội, thời tiết hiện tại tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh này phát triển, do vậy, cần tăng cường các biện pháp phòng chống dịch, nhất là bảo đảm hiệu quả của công tác tiêm chủng. 
Trong tháng 3 này, các đoàn kiểm tra của Sở Y tế và Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội tiếp tục kiểm tra công tác phòng, chống dịch, công tác tổ chức tiêm chủng thường xuyên và việc tiêm vét vắc xin sởi - rubella theo kế hoạch. 
Sở Y tế cũng đã chỉ đạo các đơn vị có tổ chức tiêm chủng dịch vụ triển khai tiêm các loại vắc xin miễn phí tương ứng để bảo đảm cho trẻ được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch quy định; đồng thời chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh như sởi, ho gà, TCM, SXH, cúm… và các dịch bệnh lây qua đường thực phẩm.
Vào thời điểm độ điểm này khi trời bắt đầu chuyển nắng nhưng độ ẩm trong không khí vẫn tăng cao, là điều kiện thuận lợi cho, vi khuẩn, vi-rút gây bệnh dễ sinh sôi nảy nở. 
Khi đó, người dân dễ mắc các bệnh như thủy đậu, sởi, sốt vi rút, tay chân miệng. Đây đều là các bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao từ người này sang người khác, nhất là trong điều kiện thời tiết đang nồm, ẩm ướt, chúng ta dễ dàng tiếp xúc với nguồn bệnh hô hấp là chủ yếu. 
phòng bệnh hô hấp khi thời tiết thay đổi
Ảnh minh họa
Lưu ý phòng bệnh khi thời tiết chuyển nắng
Theo Th.S Bs Lê Thị Phương Huệ, bệnh viện Thanh Nhàn, trời nồm ẩm rất thuận lợi cho sự phát triển các vi rút gây bệnh đường hô hấp. Đặc biệt đối tượng trẻ em và người già rất dễ mắc bệnh khi thời tiết nồm. Hiện nay với kiểu nắng, ẩm sẽ khiến cho nhiều cảm giác mệt mỏi, bứt rứt khó chịu. Vì vậy, để đảm báo sức khỏe, mọi người cần chú ý dinh dưỡng hợp lý và bổ sung uống nước thường xuyên để cơ thể luôn được bảm bảo
Thời tiết này cũng tạo điều kiện cho các vi rút gây bệnh đường hô hấp, sốt phát ban, sởi, thuỷ đậu, rubella phát triển, gây bệnh cả trẻ em và cả người lớn. 
Với thười tiết nóng lạnh lẫn lộn nếu ban đêm trẻ hay ra mồ hôi nên đặt vào lưng trẻ tấm khăn xô, nếu sờ thấy lưng trẻ ướt thì lau lưng và rút khăn ướt ra, thay khăn khô vào để trẻ không bị mồ hôi làm nhiễm lạnh. Chú ý vì lúc đêm trời nóng nhưng nhiệt độ lại giảm về gần sáng nên giữ ấm cho trẻ. 
Vì thế  cha mẹ nếu cho trẻ da ngoài hay hay đi học cần mặc áo chất cotton, khoắc thêm áo ấm mỏng ngoài và biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất lag thường xuyên rửa tay và tiêm phòng vắc xin.
Khi trẻ có các biểu hiện bất thường như sốt, phát ban, ho, sổ mũi, ói, tiêu chảy…, phụ huynh cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế để được khám toàn diện, chẩn đoán và đều trị kịp thời.
Theo  PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng Trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai) cho biết, thời tiết nồm ẩm như hiện nay là môi trường lý tưởng cho vi rút sinh sôi, phát triển và là nguyên nhân gây bệnh cho trẻ, khiến số trẻ nhập viện khám và điều trị tăng lên.
Trẻ cần được uống đủ nước và ăn đồ ăn dễ tiêu hoá, ăn nhiều hoa quả để tăng sức đề kháng, phòng bệnh. 
Nếu độ ẩm không khí tăng cao, hãy đóng kín cửa để hạn chế không khí ẩm vào nhà. Không lau nhà bằng khăn ướt mà dùng các khăn khô thấm hút nước tốt lâu khô sàn nhà.
Thay chăn ga thường xuyên để phòng ẩm, nấm mốc ở chăn ga có thể là dị nguyên gây bệnh hô hấp cho trẻ. 
Cha mẹ tuyệt đối không được mặc quần áo ẩm cho trẻ mà phải sấy, là khô nhằm loại bỏ những vi rút, vi khuẩn. 
aFamily

© 2021 FAP
  1,112,748       1/876