Sức khỏe

PGS.TS Vũ Bá Quyết: “Sử dụng dung dịch vệ sinh đúng cách giúp tăng cường sức khỏe sinh sản cho chị em”

Theo PGS.TS Vũ Bá Quyết - Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã khẳng định vai trò quan trọng của việc sử dụng dung dịch vệ sinh đúng cách đối với sức khỏe sinh sản của phụ nữ.

Viêm nhiễm vùng kín ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản

Theo PGS.TS Vũ Bá Quyết, viêm nhiễm vùng kín là một thực trạng rất phổ biến ở chị em phụ nữ. Theo thống kê, 90% phụ nữ Việt Nam đã từng ít nhất 1 lần bị viêm nhiễm phụ khoa. Bệnh còn xảy ra cả ở những phụ nữ trẻ, những đối tượng chưa lập gia đình.

Vùng kín bị viêm nhiễm sẽ có mùi hôi và gây ngứa ngáy, khó chịu, khiến chị em phụ nữ thiếu tự tin. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm nhiễm phụ khoa sẽ gây ra các hậu quả nặng nề với sức khỏe, nhất là sức khỏe sinh sản. Khi viêm âm đạo lây lan đến lớp tế bào tuyến trong cổ tử cung, sẽ gây viêm tử cung và vòi trứng, thậm chí dẫn đến viêm nhiễm vùng chậu và tắc vòi trứng, gây vô sinh. Nếu tình trạng viêm nhiễm tái phát nhiều lần có thể gây ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng... Đặc biệt phụ nữ có thai bị viêm nhiễm phụ khoa sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe cả bà mẹ và thai nhi.

Do đó, chị em cần hết sức lưu ý những triệu chứng viêm nhiễm phụ khoa như sau:

- Khí hư (dịch tiết âm đạo) xuất hiện nhiều, đặc hoặc loãng hơn bình thường, có màu sắc bất thường như vàng, trắng, xám, nâu hoặc đỏ hồng do lẫn máu, kèm theo mùi hôi hoặc tanh.

- Kinh nguyệt bất thường hoặc rong kinh, kinh đặc quánh, màu đen sẫm.

- Xuất hiện những nốt ban, hạch, mụn nước hoặc vết loét ở quanh âm hộ, bẹn…

- Vùng kín ngứa ngáy khó chịu, thậm chíbỏng rát. Đau trong hoặc sau khi quan hệ tình dục.

- Khi đi tiểu thấy đau buốt, đau bụng dưới hoặc vùng chậu, có thể tiểu ra máu hoặc chảy mủ.

Sử dụng dung dịch vệ sinh đúng cách giúp tăng cường sức khỏe sinh sản

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh phụ khoa và ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của phụ nữ như: tổn thương sau phẫu thuật, phá thai; bệnh tuyến giáp gây mất cân bằng hormone; môi trường sống ô nhiễm; chế độ dinh dưỡng thiếu hợp lý, hút thuốc, uống rượu; dùng kháng sinh dài ngày; căng thẳng kéo dài…

Tuy nhiên, một nguyên nhân quan trọng nhưng ít được chú ý là vấn đề vệ sinh vùng kín. Nhiều người thường chủ quan, không quan tâm đến vấn đề vệ sinh hoặc mắc các sai lầm khi vệ sinh vùng kín như:

- Vệ sinh bằng nước không đủ sạch, thậm chí chị em ở nông thôn thường dùng nước ao hồ, kênh rạch… để tắm rửa.

- Nhiều phụ nữ tranh thủ khi tắm liền vệ sinh vùng kín bằng chính sữa tắm, xà phòng đang dùng. Những sản phẩm này có tính sát khuẩn cao và chất kiềm, sẽ làm mất cân bằng sinh lý âm đạo và gây viêm nhiễm.

- Nhiều người thường ngâm mình trong bồn tắm hoặc ngâm vùng kín trong nước, khiến vi khuẩn từ hậu môn lan vào nước và tấn công vùng kín.

- Việc rửa xối bằng vòi nước mạnh vào sâu vùng kín hay tự thụt rửa âm đạo khi không có chỉ định của thầy thuốc cũng làm mất cân bằng sinh lý vùng kín, gây viêm nhiễm phụ khoa.

- Nhưng sai lầm phổ biến nhất của chị em chính là sử dụng dung dịch vệ sinh không phù hợp. Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm dung dịch vệ sinh với công dụng, chức năng khác nhau. Một số loại chiết xuất từ sữa, có tác dụng giữ ẩm khiến vùng kín luôn ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát triển gây bệnh. Các sản phẩm chứa nhiều kim loại như kẽm, đồng, bạc… lại khiến chị em bị dị ứng, mẩn ngứa.

Do đó, khi lựa chọn sản phẩm vệ sinh vùng kín, chị em nên đọc kỹ thành phần hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ. Sản phẩm phù hợp, an toàn phải đáp ứng các tiêu chí: không gây kích ứng da, làm sạch nhẹ nhàng mà không ảnh hưởng đến sự cân bằng pH của âm đạo, hỗ trợ phòng ngừa và điều trị các bệnh phụ khoa.

Chị em nên lựa chọn dung dịch vệ sinh có thành phần từ tự nhiên như muối, lô hội, bạc hà,... làm sạch nhẹ nhàng và không gây khô rát, khử mùi hôi, có độ dưỡng ẩm vừa phải giúp duy trì độ ẩm tự nhiên của da, phù hợp với cơ địa phụ nữ Á Đông. Tốt nhất, nên chọn sản phẩm được các bệnh viện lớn nghiên cứu và khuyến cáo sử dụng, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa và bảo vệ sức khỏe sinh sản cho chị em.

1
aFamily

dạ hương, dung dịch vệ sinh, bí mật chuyện vùng kín, chăm sóc sức khoẻ vùng kín, vệ sinh vùng kín đúng cách, bệnh phụ khoa


© 2021 FAP
  1,090,726       1/1,033