Sức khỏe

Lưu ý về phòng chống bệnh tay chân miệng trong thời tiết giao mùa

Bện tay chân miệng thường gặp ở trẻ nhỏ và có thể để lại biến chứng nguy hiểm như viêm màng não. Nếu được phát hiện sớm thì sẽ giảm được nguy cơ này.

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc tay chân miệng

Tại Hà Nội lũy tích từ đầu năm 2016 đế nay đã ghi nhận 1.363 trường hợp mắc tay chân miệng, hầu hết các trường hợp mắc đều ở thể nhẹ, không có trường hợp tử vong.

Theo các chuyên gia y tế bệnh tay chân miệng xảy ra với mọi lứa tuổi nhưng phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi, nhiều nhất là nhóm dưới 3 tuổi. Sở dĩ trẻ nhỏ dễ mắc bệnh vì trẻ chưa có ý thức tự vệ sinh, thường xuyên chơi đùa với bạn bè, dùng chung đồ vật (nhất là đồ chơi…). Hơn nữa, sức đề kháng kém, hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên khả năng phòng bệnh cũng kém hơn. Trẻ khỏe mạnh có thể lây bệnh do nuốt phát nước bọt của trẻ bị bệnh bắn ra trong lúc ho, hắt hơi hoặc cầm, nắm, sờ phải đồ chơi, sàn nhà… dính nước bọt, dịch tiết mũi họng của trẻ bị bệnh.

Ngoài ra bệnh còn lây cho trẻ qua bàn tay chăm sóc của các cô bảo mẫu, cha mẹ hoặc người lớn khác, ví dụ như qua việc thay tã, lau mặt mũi... cho trẻ bị bệnh, sau đó vô tình không rửa tay và tiếp xúc với trẻ khỏe mạnh. Virus xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết và từ đó sẽ phát triễn rất nhanh và gây ra các tổn thương ở da và niêm mạc.

Cần kịp thời phát hiện bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng do vi trùng đường ruột Ente'virus (E71) và Coxcakieruses gây nên. Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá, từ người sang người nên các yếu tố sinh hoạt tập thể như ở trường học khiến nguy cơ lây bệnh tăng cao, đặc biệt là trong các đợt bùng phát bệnh.

Ban đầu, trẻ thường sốt nhẹ, đau họng, đau miệng, chảy nước miếng, hay khóc, bỏ bú và biếng ăn hơn. Khi đó, trong miệng trẻ đã có thể có những vết loét đỏ như vết lở miệng, xuất hiện nhiều ở vòm miệng, môi trong, lợi, lưỡi… Quan sát tiếp có thể thấy những vết phát ban dạng phỏng nước, hoặc vết nổi cộm trên da ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông trẻ.

Theo các chuyên gia khuyến cáo thì bệnh tay chân miệng có thể được chia làm 4 cấp độ và việc điều trị sẽ phù hợp với những cấp độ đó:

Cấp độ 1: Chỉ có loét miệng và hoặc sang thương ở da.

Cấp độ 2: Rung giật cơ, bức rức, chới với.

Cấp độ 2a: Yếu liệt chi, liệt các dây thần kinh sọ, co giật, hôn mê.

Cấp độ 2b: Suy hô hấp, phù phổi, tăng huyết áp, trụy mạch.

Đối với trẻ bị bệnh cấp độ 1: Có thể cho trẻ điều trị tại nhà bằng cách: Nghỉ ngơi hợp lý, súc miệng với nước muối pha loãng, giữ gìn vệ sinh, ăn uống đầy đủ và dùng thuốc uống/bôi theo chỉ định của bác sĩ. Nếu trẻ có biểu hiện sốt trên 38,5 độ C thì có thể cho uống thuốc hạ sốt.

Đối với cấp độ khác: Cần theo dõi các triệu chứng của biến chứng để cho trẻ nhập viện nếu cấp. Nếu trẻ có biểu hiện sốt cao trên 39 độ C, giật mình liên tục, run chi, chới với, quấy khóc, bứt rứt, co giật thì người nhà cần đưa bé vào bệnh viện ngay. Nếu để trễ từ 6 đến 12 tiếng, bệnh có thể trở nặng, trẻ lừ đừ, run chi, trợn mắt, rung giật cơ, tim nhanh, mạch nhanh, thở nhanh và có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong.

Phòng bệnh tay chân miệng rất quan trọng

Theo Cục y tế dự phòng (Bộ Y tế), chưa có vaccin phòng bệnh tay chân miệng, vì vậy để phòng tránh bệnh chúng ta lưu ý những điểm sau:

Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

Vệ sinh ăn uống: Cho trẻ ăn uống đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt: Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

Thu gom và xử lý chất thải của trẻ: Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

Theo dõi phát hiện sớm: Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.

Cách ly, điều trị kịp thời khi phát bệnh: Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác.ly và đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Hapacol với hoạt chất chính là paracetamol giúp cả gia đình bạn giảm các triệu chứng cảm, sốt, nhức đầu một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dươc Hậu Giang.

Địa chỉ: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P.An Hoà, Q.Ninh Kiều,TP.Cần Thơ

Mọi thông tin liên hệ: 07103891433 – (08) 3891434

Tham khảo:

http://www.pasteurhcm.gov.vn/news/phong-chong-benh-tay-chan-mieng-248.html

http://infonet.vn/ha-noi-nhieu-tre-nhap-vien-vi-benh-tay-chan-mieng-post210015.info

http://vncdc.gov.vn/vi/phong-chong-dich-benh-trong-mua-he/274/%E2%80%8Bkhuyen-cao-phong-chong-benh-tay-chan-mieng

aFamily

giúp bé hạ sốt


© 2021 FAP
  1,085,366       9/1,167