Nhiều người cũng mặc định chỉ số BMI cao sẽ có mối liên hệ với nhiều bệnh tật. Sự thật thì sao?
Tiến sĩ Linda Bacon, tác giả của cuốn "Health At Every Size" (Khỏe mạnh ở mọi kích thước) cho biết: Chúng ta vẫn nghĩ rằng béo là không tốt. Điều này được dạy nhiều trong các trường học và ra rả trên các phương tiện thông tin, ví dụ như: Người nặng cân có nguy cơ bị bệnh tiểu đường, tim mạch Alzheimer... cao hơn.
Béo phì lại được xác định bằng
chỉ số BMI (Body Mass Index - là chỉ số khối cơ thể), thế nên nhiều người cũng mặc định BMI cao sẽ có mối liên hệ với nhiều bệnh tật.
Công thức tính chỉ số BMI như sau:
Theo khuyến nghị của tổ chức Y tế thế giới (WHO), trừ phụ nữ mang thai, nếu một người có chỉ số BMI:
- Dưới 18,5: Thiếu cân, thiếu năng lượng.
- Từ 18,5 đến 24,99: Bình thường.
- Từ 25 đến 29,99: Thừa cân.
- Từ 30 trở lên là béo phì.
Thế nhưng, chỉ số BMI cao không có nghĩa là bạn ốm yếu hơn những người có BMI thấp. Dưới đây là 3 hiểu lầm về chỉ số BMI mà không phải ai cũng biết.
1. Chỉ số BMI thấp đảm bảo rằng bạn sẽ khỏe mạnh
Chỉ số BMI cao đồng nghĩa với việc bạn
thừa cân, béo phì mà những người rơi vào 2 tình trạng này thường có nhiều nguy cơ bị cao huyết áp, lượng đường trong máu và cholesterol cao. Vậy thì những người có chỉ số BMI thấp thì sẽ khỏe mạnh có đúng không?
Câu trả lời là: Không.
Trong một số nghiên cứu về BMI có sự tham gia của Tiến sĩ Linda Bacon thì những người có chỉ số BMI cao lại được xác định hoàn toàn khỏe mạnh và không mắc các nguy cơ như cao huyết áp và lượng đường trong máu cao. Trong khi đó, những người có chỉ số BMI bình thường lại có nguy cơ này cao hơn.
2. Chỉ số BMI cao làm tăng nguy cơ đau tim
Giống như với lượng đường trong máu, huyết áp và cholesterol, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa chỉ số BMI cao và nguy cơ bệnh tim. Tuy nhiên, theo báo cáo của một nghiên cứu thuộc trường Đại học Umea University thì chỉ số BMI cao không làm tăng các rủi ro này
Nghiên cứu được tiến hành trong 12 năm, với sự tham gia của 4.046 cặp song sinh giống hệt nhau. Kết quả cho thấy đã có 203 cơn đau tim và 550 ca tử vong ở các cặp song sinh với chỉ số BMI cao. Con số này ở ở các cặp song sinh với chỉ số BMI thấp là 209 cơn đau tim và 633 ca tử vong (cao hơn so với nhóm kia). Ngay cả những cặp song sinh với chỉ số BMI là 30 (béo phì) hoặc cao hơn đều không có sự gia tăng nguy cơ
nhồi máu cơ tim.
3. BMI là một biện pháp tốt cho sức khỏe
Từ trước đến nay, điều này khá rõ ràng. Kể từ khi hướng dẫn này được thiết lập mà không căn cứ nhiều vào sức khỏe thì nhiều người coi đó là chuẩn mực để giảm hoặc tăng cân cho phù hợp. Tuy nhiên, một số chuyên gia, như Puhl và Bacon, tin rằng chúng ta không nên cho rằng trọng lượng là thước đo sức khỏe.
"Khi các bác sĩ chỉ tập trung vào trọng lượng cơ thể, điều này có thể khiến họ đơn giản hóa vấn đề sức khỏe, bỏ qua những thông tin liên quan khác, và thậm chí là đổ lỗi cho bệnh nhân nếu họ béo phì", Tiến sĩ Puhl nói. Tiến sĩ Bacon đồng ý với điều này. Theo bà, tập trung vào chỉ số BMI và trọng lượng cơ thể khiến các bác sĩ bỏ qua những vấn đề thực sự đằng sau bệnh tật. Vì vậy, chỉ số này không giúp chẩn đoán những bệnh mà một người gặp phải.
(Nguồn: WH/Pre)