Cô bé 10 tuổi hạnh phúc cho biết: "Giờ cháu lại có thể cưỡi ngựa. Cháu không còn phải uống tất cả số thuốc ngớ ngẩn kia nữa. Và cháu cảm thấy thật tuyệt vời!".
Khi lần đầu tới gặp bác sĩ Mark Hyman, cô bé Isabel đã được xác nhận là một trường hợp nặng mắc một căn bệnh tự miễn có tên bệnh mô liên kết hỗn hợp (MCTD). Chẩn đoán của cô bé bao gồm viêm thấp khớp (rheumatoid arthritis) và lupus ban đỏ hệ thống (systemic lupus erythematosus). Hai căn bệnh này khiến Isabel phải chịu đựng nhiều tác dụng phụ khiến cơ thể suy nhược nghiêm trọng. Điều đáng nói là cho tới nay, bệnh của Isabel không thể chữa khỏi.
Mọi phần trên cơ thể cô bé 10 tuổi đều chịu tác động từ hai căn bệnh, bao gồm mạch máu của cô bé, tế bào hồng cầu, bạch cầu, gan và cơ, thậm chí cả da. Da Isabel liên tục bị viêm, khuôn mặt thường xuyên bị sưng phồng và khớp cũng vậy. Thời điểm đến khám ở bác sĩ Hyman, cô bé đang dùng steroid, aspirin và thuốc kháng axit. Bác sĩ giải thích rằng, tình trạng "mệt mỏi và khổ sở" của Isabel là mãn tính.
Thuốc thang không giúp ích gì cho cô bé. Các bác sĩ trước đó gợi ý rằng, Isabel nên dùng thuốc theo phương pháp trị liệu hóa chất hàng ngày để ức chế hoạt động của hệ miễn dịch. Dù có thể làm giảm triệu chứng, hóa trị liệu lại gây nguy cơ bị ung thư và thậm chí tử vong do nhiễm trùng.
Với Isabel, đó không phải là lựa chọn tốt. Vì vậy, cô bé được đưa tới gặp bác sĩ Hyman. Chưa đầy 1 năm sau, mọi triệu chứng biến mất. Xét nghiệm máu cô bé cho kết quả bình thường và Isabel không phải dùng một loại thuốc đơn lẻ nào nữa.
Hướng tiếp cận chữa bệnh kiểu tự nhiên
Trong khi nhiều bác sĩ trước của Isabel tập trung vào việc che phủ các triệu chứng bệnh bằng thuốc, bác sĩ Hyman lại có hướng tiếp cận khác. Ông tìm hiểu để xác định được nguyên nhân ẩn sau bệnh tình của cô bé. Bác sĩ Hyman phát hiện ra rằng, tình trạng viêm nhiễm mà cô bé đang phải chống chọi có thể được kiểm soát tốt hơn thông qua vài thay đổi đơn giản trong chế độ ăn.
Theo lời khuyên của bác sĩ Hyman, Isabel loại bỏ gluten, sản phẩm từ sữa và đường ra khỏi chế độ ăn hàng ngày, đồng thời dùng thêm vài loại thực phẩm chức năng để giúp cơ thể tự chữa lành. Chúng bao gồm vitamin tổng hợp, vitamin D và B12, folate và dầu cá. Bác sĩ cũng gợi ý nên thử dùng cả tinh dầu hoa anh thảo có tác dụng kháng viêm, một loại chất kháng nấm, lợi khuẩn…
Không lâu sau đó, Isabel khoẻ mạnh trở lại. Bác sĩ Hyman và cô bé quyết định chia sẻ câu chuyện này để chỉ cho những người khác thấy rằng hướng tiếp cận chữa lành theo kiểu tự nhiên của họ đã thành công thế nào trong trường hợp Isabel. Cô bé 10 tuổi hạnh phúc cho biết: "Giờ cháu lại có thể cưỡi ngựa. Cháu không còn phải uống tất cả số thuốc ngớ ngẩn kia nữa. Và cháu cảm thấy thật tuyệt vời!".
Những bệnh tự miễn đe dọa sức khỏe
Ước tính khoảng 50 triệu người Mỹ bị mắc bệnh tự miễn. Chúng xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau, bao gồm bệnh Celiac (là bệnh tiêu hóa gây tổn thương ruột non, gây cản trở hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn, theo đó, người bệnh không dung nạp gluten - một loại protein trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen), bệnh Crohn’s (là bệnh viêm đường ruột, gây loét đường tiêu hóa, từ miệng tới hậu môn), đau cơ xơ hóa (Fibromyalgia – là tình trạng đau mạn tính trong cơ bắp, gân và khớp) và tiểu đường tuýp 1.
Triệu chứng số 1 của tất cả những căn bệnh tự miễn này là tình trạng viêm nhiễm. Nhiều bác sĩ kê đơn thuốc ức chế miễn dịch, thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm cho bệnh nhân bị bệnh tự miễn.
Bác sĩ Hyman viết: "Dược phẩm ngày nay tiếp cận phần lớn bệnh tật theo hướng ức chế, che phủ, ngăn chặn hoặc nếu không thì can thiệp vào cơ chế sinh học của cơ thể. Nhìn chung, chúng ta không nỗ lực để xác định một cách nghiêm túc các vấn đề ẩn đằng sau đó – vốn nguyên nhân thực sự ban đầu gây ra bệnh".
Bằng cách loại bỏ gluten, sản phẩm từ sữa và đường ra khỏi chế độ ăn của Isabel, bác sĩ Hyman đã giúp giảm tình trạng viêm nhiễm cho cô bé. Việc bổ sung vitamin tạo lực đẩy tự nhiên cho cơ thể tăng tốc trong quá trình tự phục hồi.
bệnh nghiêm trọng, bệnh nguy hiểm, cách chữa bệnh, chữa bệnh theo cách tự nhiên, bệnh tự miễn