Miếng rửa bát, khăn lau bếp, dao, thớt... ẩn chứa nhiều nguy hiểm cho sức khỏe nếu không dùng đúng cách.
1. Miếng rửa bát. Những miếng xốp, mút với nhiều lỗ rỗng tự nhiên và ở trong môi trường bếp ẩm ướt sẽ nhanh chóng trở thành ổ của vi khuẩn. Để diệt vi khuẩn, bạn hãy cho vào lò vi sóng hoặc ngâm trong thuốc tẩy pha loãng vài phút. |
2. Hộp chứa thực phẩm bằng nhựa. Để làm hộp nhựa dẻo, một số nhà sản xuất thêm các hóa chất đặc biệt, có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ. Do đó, bạn cần từ bỏ thói quen bỏ tất cả thực phẩm trong các hộp nhựa. |
3. Bồn rửa bát. Nếu các đồ ăn dính trong chậu rửa một thời gian, chúng sẽ bắt đầu tạo ra các vi khuẩn như Salmonella và nhiều loại khác. Do đó bạn nên vệ sinh bồn rửa bát thật sạch để hạn chế vi khuẩn gây hại cho sức khỏe. |
4. Dao. Nếu dao không đủ sắc, khi cắt bạn rất dễ bị trượt, làm đứt tay. |
5. Khăn lau bếp. Khăn lau bếp là một trong những thứ bẩn nhất trong nhà bếp. Bạn luôn chạm vào nó, ngay cả trước khi rửa tay và cả sau khi nấu ăn, vì thế vi khuẩn dễ xâm nhập vào thức ăn. Nên thay khăn lau bếp mỗi tháng một lần. |
6. Bếp gas. Nếu nhà bạn dùng bếp gas, đừng bao giờ quên kiểm tra xem bạn đã tắt bếp trước khi đi ngủ hoặc ra khỏi nhà hay chưa. Điều này giúp bạn tránh khỏi nguy hiểm do khí gas và các nguy cơ cháy nổ. |
7. Chảo chống dính. Chảo chống dính chất lượng không tốt có thể gây độc. Khi đun nấu lâu ở nhiệt độ cao, ví dụ khi đạt nhiệt độ sôi của dầu mỡ (150 - 300 độ C), sẽ khiến cho lớp Teflon (trên mặt chảo chống dính) tự phân hủy và giải phóng ra chất độc axit perflurooctanoic có khả năng gây ung thư và sảy thai. |
8. Ngăn đọng rác thải. Đây là nơi chứa vô vàn các loại vi khuẩn không tốt cho con người. Bạn không nên cho tay tiếp xúc trực tiếp vào khu vực đó. |
9. Thớt. Các rãnh sâu trên thớt là nơi các vi khuẩn trú ngụ, sinh sôi. Để ngăn chặn sự lây nhiễm chéo, bạn nên có ba tấm thớt riêng, cắt đồ sống, đồ chín và rau quả. |
Mộc Miên
nguy hiểm phòng bếp, miếng rửa bát, chảo chống dính