TTO - Tu viện Khánh An (quận 12, TPHCM) mang kiến trúc của những ngôi chùa Nhật Bản. Hiện tại tu viện thu hút nhiều du khách và giới trẻ đến tham quan, chiêm ngưỡng cũng như tham gia những khoá tu, thiền.
Chánh điện mang tên Phật đường tỉnh thức với kết cấu chính từ gỗ, là nơi tụng kinh, toạ thiền của chư tăng, phật tử.
Màu sắc của tu viện có 3 gam màu chủ đạo là nâu gỗ, màu trắng của vôi và màu vàng của những hoa văn trang trí. Tu viện có nhiều nét kiến trúc như những ngôi chùa Nhật Bản.
Quanh khuôn viên là những chiếc đèn làm bằng gỗ, dán giấy hình lục giác thường thấy trong các lễ hội hoặc ở lối đi cổng đền chùa của Nhật Bản.
Thuở ban đầu, tu viện chỉ là một ngôi chùa nhỏ do Tổ sư Trí Hiền xây dựng năm 1905. Sau đó, một gia đình giàu có trong vùng hiến tặng chùa 6 ha đất cho nhà chùa - Ảnh: MINH HẢI
Chùa Khánh An khi ấy nhỏ nằm giữa hai làng An Lộc Đông và Hanh Phú (sau này là An Phú Đông) từng là nơi tập hợp nhiều chiến sĩ yêu nước tham gia chống Pháp. Chùa nhiều lần bị thực dân Pháp đốt phá - Ảnh: MINH HẢI
Sau những lần bị phá, dấu tích chùa có khi chỉ là am nhỏ dựng bằng tre nứa hoặc bằng gạch vữa sơ sài - Ảnh: MINH HẢI
Đến năm 2006, chùa được trùng tu lớn, gần như xây dựng mới và hoàn thiện như hiện tại vào năm 2016, đổi tên thành tu viện Khánh An. Công trình lớn nhất là khu chánh điện được xây dựng uy nghiêm với bốn tầng bằng vật liệu chủ yếu là gỗ và đá - Ảnh: MINH HẢI
Tu viện Khánh An mang phong cách của Phật giáo Bắc Tông, đậm nét kiến trúc Á đông - Ảnh: MINH HẢI
Lối lên chánh điện là những bậc thang bằng đá với hoa văn trạm trổ hình hoa sen - Ảnh: MINH HẢI
Chánh điện mang tên Phật đường tỉnh thức với kết cấu chủ đạo làm bằng gỗ - Ảnh: MINH HẢI
Đây là nơi tụng kinh lễ bái, tọa thiền của chư tăng phật tử - Ảnh: MINH HẢI
Du khách hành lễ khi tới với tu viện Khánh An - Ảnh: MINH HẢI
Cuối tuần là dịp các bạn trẻ tới tham quan vãn cảnh tại tu viện độc đáo này - Ảnh: MINH HẢI
Nơi đây cũng là địa điểm "hot" để cho giới trẻ check-in trong thời gian gần đây - Ảnh: MINH HẢI
Bạn trẻ tới đây thoả thích chụp hình, cứ ngỡ như những tấm hình được chụp ở xứ sở hoa Anh Đào - Ảnh: MINH HẢI
Tu viện có nhiều nét kiến trúc tựa như những ngôi chùa Nhật Bản. Nổi bật là khu nhà tăng ni và khách đường với kết cấu bằng gỗ hoặc sơn màu giả gỗ kết hợp với màu đỏ đặc trưng của xứ mặt trời mọc - Ảnh: MINH HẢI
Phía sau ngôi chánh điện là nơi ở của các vị sư trong tu viện - Ảnh: MINH HẢI
Được đưa vào sử dụng đã lâu nhưng tu viện Khánh An được xây dựng cẩn thận, trông như mới nên mọi người cứ ngỡ mới như mới được khánh thành gần đây - Ảnh: MINH HẢI
Khuôn viên bao quanh tu viện xanh mát khiến du khách tới nơi này cảm thấy thư thái, khác xa với vẻ ồn ào tấp nập của Sài Gòn - Ảnh: MINH HẢI
Quanh khuôn viên là những chiếc đèn làm bằng gỗ và giấy có hình lục giác, thường thấy trong các lễ hội hoặc ở lối đi cổng đền chùa của Nhật Bản - Ảnh: MINH HẢI
Kiến trúc mang hơi hướng những ngôi chùa bên Nhật Bản - Ảnh: MINH HẢI
Hiện nay, tu viện thường xuyên tổ chức các khóa tu, thiền nhằm đưa tinh thần phật học vào đời sống - Ảnh: MINH HẢI