Văn hóa

Sân khấu kịch: Lo thiếu kịch bản

Trong một buổi gặp gỡ gần đây, đạo diễn - NSƯT Trần Minh Ngọc bày tỏ điều ông lo lắng cho sân khấu kịch hiện tại là vấn đề tác giả. Rất thiếu những cây bút tiềm năng, dẫn đến kịch bản - khâu đầu tiên để tạo ra một vở kịch tốt, cũng ngày càng yếu và thiếu.

Cảnh trong vở Kỳ án xứ mặt trời. Ảnh: Trí Trọng
Cảnh trong vở Kỳ án xứ mặt trời. Ảnh: Trí Trọng

* Tác giả trẻ: chưa ấn tượng

Ở các sân khấu kịch hiện nay bắt đầu xuất hiện những cây bút trẻ. Đa số là tay ngang, từ diễn viên bất chợt có hứng thú và bắt tay viết kịch bản kịch nói. Kịch bản của người trẻ đa phần phản ánh những mảnh ghép nhỏ, lẻ trong cuộc sống, xoay quanh các mối quan hệ đơn giản trong gia đình. Trong tình hình sân khấu khó khăn, có người chịu quan tâm đến lĩnh vực này là tín hiệu vui.

Đạo din Trn Minh Ngc cho biết các trường ngh thut đều có các khoa đào to đạo din và din viên. Tuy nhiên không có trường đào to viết kch bn, đặc bit là kch bn sân khu. Vì vy, đòi hi các cây bút nếu có đam mê phi n lc, t thân vn động, t tìm tòi, hc hi để cho ra đời nhng tác phm cht lượng.

Thế nhưng rà soát kỹ lại thì cũng… chợt buồn, vì rất ít cây bút tạo được ấn tượng. Ngó tới ngó lui cũng chỉ là những tên tuổi đã quen thuộc là tạo được uy tín như: Lê Chí Trung, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Vương Huyền Cơ, Bùi Quốc Bảo, Quang Thảo, Nguyễn Bảo Ngọc… Minh chứng là trong mùa tết vừa qua, những vở diễn tạo được tiếng vang cũng xuất phát từ những tên tuổi này như Vương Huyền Cơ với Hẻm nhỏ Sài Gòn, Kỳ án xứ mặt trời; Bùi Quốc Bảo có Sứ giả thiên đường, Bởi vì ta yêu nhau; Quang Thảo với Giấc mộng vàng son

Không ít kịch bản của một số tác giả trẻ hiện nay trình làng khiến người ta ngao ngán. Câu chuyện cũ kỹ, không có thủ pháp gì mới lạ, cách xây dựng câu chuyện hời hợt, phi logic… Một đạo diễn than vì kịch bản quá yếu nên khi dàn dựng anh hết sức vất vả. Phải gần như… phá banh khung sườn, thêm thắt ý tứ, phát triển ra nhiều hướng để tạo sức hấp dẫn. Thế nên khi thành hình một tác phẩm hoàn chỉnh, kịch bản gốc ban đầu chỉ còn lại vài đường nét. Cũng có người thắc mắc: “Kịch bản yếu thế thì bỏ đi, cố đấm làm gì để rồi… than!”.

Hỏi thế thì câu trả lời cũng lại rơi vào vòng luẩn quẩn: Đào đâu ra kịch bản hay? Thấy được kịch bản nào chỉ cần một, hai ý có thể phát triển được đã là quá mừng. Vậy là cái khó, cái khổ cứ nối nhau…

* Người sáng tác phải tự vươn lên

Đạo diễn - NSƯT Trần Minh Ngọc cho rằng hiện sân khấu kịch có một lực lượng diễn viên, đạo diễn không dở, thậm chí có những người rất có tiềm lực. Bên cạnh được đào tạo cơ bản tại các trường nghệ thuật, họ còn có khả năng thích ứng khá tốt trong môi trường biểu diễn khá sôi nổi hiện nay. Tuy nhiên, điều ông lo lắng là vấn đề tác giả.

Đạo din - NSƯT Trn Minh Ngc cho hay: “Sức viết của các tác giả hiện nay còn hạn chế. Do vốn sống không phong phú, cuộc sống có biết bao nhiêu xung đột mà không nhìn ra. Có thể họ không đủ khả năng phản ánh hoặc cố tình trốn tránh thực tại do ngại va chạm. Còn nhiều kịch bản chỉ dừng ở kể chuyện, chưa xây dựng được tình huống hay. Người sáng tác phải tự vươn lên, phải tự bức xúc để viết ra những điều tâm huyết. Lúc nào cũng sợ đủ thứ thì sẽ tự gò bó, trói buộc ngòi bút của mình!”.

Ông Ngc cũng băn khoăn v chuyn không ít tác gi còn viết theo kiu công thc. Chng hn viết v đề tài cách mng hoc chính tr thì ch nói điu tt, ca ngi, không nói nhng điu ngược li. Trong khi tôi tiếp xúc khá nhiu lãnh đạo, tôi biết h vn mun nghe nhng điu trái tai, nhng ý kiến phn bin chân tình. Quan trng là s suy tư ca tác gi để có nhng góc nhìn đa chiu, cách xây dng để kch bn ca mình gai góc và thuyết phc - ông Ngc nhn mnh.

Những câu chuyện mang tính thời sự, những mối quan hệ trong cuộc sống mà hiện tại các tác giả vẫn còn chưa tìm được cách thể hiện thật tốt trên kịch bản sân khấu thì có lẽ những vấn đề “nhức đầu” hơn, như lối viết đặt vấn đề theo kiểu triết học, xã hội, nhân sinh…  mà ông Ngọc đòi hỏi ở các cây bút hôm nay chắc sẽ là một câu hỏi khó. Và như vậy, người làm nghề vẫn phải chờ đợi những ngòi bút sắc bén của tương lai và thực sự là không biết chờ đến bao giờ…

Trí Trọng

Đồng Nai

© 2021 FAP
  634,704       1/950