Sức khỏe

Cách mới giúp tế bào gốc tránh bị đào thải

Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ tại ĐH California mới được công bố trên tạp chí Cell Stem Cell cho thấy cách tiếp cận mới giúp tế bào gốc được cấy ghép tránh khỏi sự đào thải của hệ miễn dịch từ việc tạo ra mẫu chuột có hệ miễn dịch chức năng giống như người.


	Thí nghiệm trên chuột nhân hóa về hệ miễn dịch giúp nghiên cứu chống đào
	thải sau khi cấy ghép tế bào gốc phôi người. Ảnh: ĐH CALIFORNIA

Thí nghiệm trên chuột nhân hóa về hệ miễn dịch giúp nghiên cứu chống đào
thải sau khi cấy ghép tế bào gốc phôi người. Ảnh: ĐH CALIFORNIA

Chuột được nhân hóa về hệ miễn dịch có thể đào thải số lượng lớn tế bào ngoại lai do tế bào gốc phôi người tạo ra. Do đó, sử dụng các mô hình chuột được nhân hóa này, nhóm nghiên cứu có thể dễ dàng thử nghiệm những phân tử hoặc tổ hợp phân tử có khả năng trấn áp miễn dịch khác nhau. Họ phát hiện tổ hợp phân tử CTLA4-lg có thể bảo vệ những tế bào do tế bào gốc phôi người tạo ra khỏi bị hệ miễn dịch đào thải. CTLA4-lg vốn đã được bào chế thành thuốc và được Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho lưu hành để trị bệnh viêm khớp - bằng cách kiềm chế tế bào T chịu trách nhiệm đào thải của hệ miễn dịch.

Các nhà khoa học còn cho rằng việc tạo ra mẫu chuột nhân hóa và phát hiện của họ có thể dẫn tới nghiên cứu cách thức mới để kích hoạt phản ứng miễn dịch trước các khối u. Họ nêu lý do rằng những phân tử trong tổ hợp CTLA4-lg từng được biết là nguyên nhân khiến khối u lẩn tránh hệ miễn dịch.

Người lao động

tế bào gốc, tế bào, Nghiên cứu


© 2021 FAP
  18,971,254       33/910