Sức khỏe

Phát hiện hài cốt bệnh nhân ung thư di căn từ 4.500 năm trước

(NLĐO) - Nhóm chuyên gia khảo cổ học quốc tế thông báo xác nhận một hài cốt bệnh nhân ung thư di căn cách nay 4.500 năm trên tạp chí PLOS ONE.

Hài cốt được cho là của bệnh nhân ung thư di căn từ hàng ngàn năm trước

Hài cốt được cho là của bệnh nhân ung thư di căn từ hàng ngàn năm trước

Phát hiện này củng cố thêm bằng chứng phản bác luận cứ cho rằng ung thư chủ yếu là căn bệnh của thời hiện đại. Nhóm nghiên cứu bao gồm các nhà khoa học Vladimir Bazaliiskii thuộc Trường ĐH bang Irkutsk của Nga; Angela Lieverse thuộc Trường ĐH Saskatchewan của Canada và Daniel Temple thuộc Trường ĐH George Mason của Mỹ cho rằng đây có thể là bằng chứng đầu tiên về xương người thời đồ đồng bị ung thư di căn.

Đây là hài cốt của người đàn ông chết trong độ tuổi từ 35 dến 45. Hài cốt này được khai quật tại vùng Cis-Balkan (Tây hồ Balkan) thuộc Siberia hồi năm 1986.

Phát hiện hài cốt bệnh nhân ung thư di căn từ 4.500 năm trước

Những dấu chỉ và tổn hại trên xương dẫn đến kết luận rằng bệnh nhân bị ung thư phổi hoặc tuyến tiền liệt sau đó lan từ vùng chậu lên đến đầu. Nạn nhân được chôn trong tư thế cong người như rắn và các nhà khoa học nêu khả năng người này chịu nhiều đau đớn trước khi chết. Họ nêu khả năng đây là trường hợp người săn bắt - hái lượm thường đốt củi để sưởi ấm và khói khiến nạn nhân dễ bị ung thư phổi.

Trước đây đã có bằng chứng về hài cốt bệnh nhân ung thư được phát hiện cách nay 5.000 đến 6.000 năm nhưng chưa được xác định chắc chắn hoặc bị cho là khối u lành tính.

Người lao động

ung thư, di căn, hài cốt, người đàn ông, nhà khoa học, bệnh nhân ung thư, ung thư phổi, nhóm nghiên cứu, tuyến tiền liệt


© 2021 FAP
  18,771,549       29/1,218