Ăn ngon

Nếu không muốn cả nhà bị bệnh, bạn cần tránh ngay các sai lầm khi sử dụng thớt này

Dưới đây là 7 sai lầm khi sử dụng thớt mà bạn dễ phạm phải khiến cả nhà có thể bị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa do nhiễm khuẩn.

Thớt là một công cụ nhà bếp mà bạn rất thường sử dụng khi nấu nướng. Nhưng không giống như dao hay nồi nấu, thớt thường ít được chú ý "chăm sóc" và có những lỗi rất "hồn nhiên" mà bạn vô tình phạm phải khi sử dụng dụng cụ này làm ảnh hưởng tới việc bếp núc. Dưới đây là 7 sai lầm khi sử dụng thớt mà bạn dễ phạm phải khiến cả nhà có thể bị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa do nhiễm khuẩn.

1. Bạn thích sử dụng thớt kính

Thớt kính có khả năng chống vết bẩn và mùi hôi, thích hợp để thái rau củ hay hoa quả. Nhưng bề mặt thớt cứng sẽ nhanh chóng khiến lưỡi dao của bạn bị cùn. Sử dụng thớt kính cũng dễ khiến bạn có nguy cơ bị chấn thương, vì bề mặt kính trơn có thể khiến dao dễ trượt làm bạn bị cắt vào tay. Trong khi đó, bề mặt thớt gỗ sẽ giúp giữ dao của bạn sắc lâu hơn và cũng ít có khả năng chứa vi khuẩn. Bề mặt thớt nhựa cũng vậy, tuy nhiên cần phải làm sạch triệt để.

2. Bạn sử dụng một thớt nhỏ

Thớt nhỏ có ưu điểm là chiếm dụng ít không gian bếp và dễ dàng làm sạch. Tuy nhiên, diện tích bề mặt nhỏ hơn có nghĩa là thực phẩm của bạn cũng dễ trượt và rơi ra khỏi mặt thớt. Và con dao của bạn cũng ít có cơ hội di chuyển qua lại, đặt bạn vào nguy cơ dễ cắt vào tay mình. Vì vậy, để tránh những rắc rối thì bạn nên lựa chọn một chiếc thớt rộng rãi một chút hơn là tiết kiệm không gian.

Nếu không muốn cả nhà bị bệnh, bạn cần tránh ngay các sai lầm khi sử dụng thớt này - Ảnh 1.

3. Bạn không sử dụng thớt riêng cho thịt sống - chín

Thịt, gia cầm, và cá có thể chứa vi khuẩn như E.coli và salmonella sẽ là nguy cơ tiềm ẩn khiến bạn mắc bệnh. Vì vậy, khi bạn chỉ sử dụng một thớt cho cả thịt và rau quả thì lây nhiễm chéo dễ dàng xảy ra. Thế nên, tốt nhất bạn nên sử dụng thớt riêng cho thịt động vật và rau củ, đặc biệt là cho thực phẩm sống và thực phẩm chín. Chú ý làm sạch thớt bằng nước ấm và xà phòng sau mỗi lần sử dụng thớt để thái hoặc chặt thịt động vật.

4. Bạn sử dụng một thớt chung khi chế biến cho người bị dị ứng

Lây nhiễm chéo không chỉ là nguy cơ đối với người ăn thịt, nó cũng có thể là vấn đề khi bạn sơ chế thực phẩm cho người bị dị ứng. Mặc dù bề mặt thớt có thể trông sạch sẽ nhưng bạn không thể chắc chắn nó còn dấu vết của thực phẩm gây dị ứng. Vì vậy tốt hơn hết là bạn nên đầu tư một chiếc thớt riêng biệt nếu trong gia đình có người bị dị ứng.

5. Đặt thớt gỗ vào trong máy rửa chén

Trong khi thớt nhựa có thể chịu đựng được sức nóng của máy rửa chén thì thớt gỗ dễ có khả năng bị cong hoặc nứt vỡ do nhiệt. Do đó, tốt hơn là bạn nên rửa thớt bằng tay với xà phòng và nước ấm. Nếu thớt của bạn còn vương mùi khó chịu như cá hay hành, tỏi… thì bạn có thể sử dụng baking soda rắc lên bề mặt thớt và chà xát nó với một nửa quả chanh.

Nếu không muốn cả nhà bị bệnh, bạn cần tránh ngay các sai lầm khi sử dụng thớt này - Ảnh 2.

6. Không để thớt khô ráo hoàn toàn trước khi cất đi

Hơi ẩm và môi trường không khí kém lưu thông sẽ là "sân khấu" cho vi khuẩn phát triển. Vì vậy thay vì đặt thớt của bạn trên kệ, tốt nhất là sau khi rửa thớt bạn hãy để nó khô ráo trên giá treo trước khi cất.

7. Bạn không thoa dầu lên bề mặt thớt gỗ

Vệ sinh gỗ thường xuyên bằng xà phòng và nước có thể khiến thớt gỗ chóng bị khô và nứt. Để ngăn chặn điều này xảy ra, thỉnh thoảng bạn nên dùng dầu ăn để chà bề mặt thớt, chẳng hạn như dầu ô liu… Thao tác này sẽ giữ cho nó khỏi bị khô và tăng tuổi thọ của thớt. Bạn có thể thực hiện mỗi tuần một lần hoặc thậm chí mỗi tháng một lần là đủ.

(Nguồn: ba-bamail)

aFamily

mẹo vặt, mẹo nhỏ trong bếp, mẹo nấu ăn


© 2021 FAP
  2,488,626       34/923