Đây có lẽ là cách nêm nếm gia vị khá phổ biến của tất cả các bà nội trợ. Đã đến lúc thay đổi để không hại sức khỏe cả nhà nhé chị em.
Việc nêm nếm, tẩm ướp gia vị không chỉ đơn giản là rắc tiêu, đường, bột ngọt… cho phù hợp khẩu vị gia đình là xong đâu nhé. Trên thực tế, nếu nêm nếm, tẩm ướp không đúng cách, bạn đã gián tiếp gây hại cho sức khỏe cả nhà luôn đấy. Nếu bạn vẫn đang ngày ngày nêm nếm gia vị theo kiểu này, bạn hãy bỏ ngay đi nhé.
Ướp tiêu vào thực phẩm trước khi chế biến
(Ảnh: Internet)
Đây là thói quen của hầu hết bà nội trợ Việt khi ướp những món kho, chiên với mục đích để món ăn thơm, dậy mùi hơn khi chế biến. Tuy nhiên, thói quen này lại gây nguy hiểm cho sức khỏe mà chẳng mang đến lợi ích “thơm” như mọi người vẫn nghĩ. Thực tế, tiêu khi nấu ở nhiệt độ cao sẽ mất mùi thơm và lại có thể sinh ra chất gây ung thư, rất có hại cho sức khỏe.
Tốt nhất, chỉ nên nêm tiêu vào sau khi món ăn đã được nấu hoàn tất với một lượng vừa phải.
Cho đường vào món ăn khi nhiệt độ đang cao
(Ảnh: Internet)
Đối với nhiều gia đình, đường là gia vị không thể thiếu khi nấu ăn. Nhưng khi nêm nếm đường vào món ăn khi đang ở nhiệt độ cao lại là một thói quen không tốt cho sức khỏe. Lý do là bởi khi đường cháy sẽ trở thành chất có hại cho sức khỏe người dùng.
Thế nên khi kho hay rán (chiên), nhiệt độ chỉ nên ở khoảng 170 đến 200 độ C. Với món nướng, chỉ nên ướp một ít đường, nướng đừng để cháy khét hoặc dùng mật ong thay thế cho đường.
Món hầm ướp bằng nước mắm
(Ảnh: Internet)
Món hầm luôn đòi hỏi bạn phải nấu kỹ, ninh lâu. Vì thế, khi ướp mắm vào thực phẩm rồi mang đi hầm sẽ làm mất những axit amin có sẵn trong mắm. Do đó, chỉ nêm mắm vào khi bạn nấu những thức ăn không phải hầm kỹ, ninh lâu. Với canh, chỉ nên cho mắm vào ngay khi canh sôi và tắt lửa ngay sau đó. Với món kho, chỉ cho mắm vào giai đoạn gần cuối, khi đã nêm các gia vị khác và thịt đã mềm. Cho mắm vào rồi bạn nấu thêm vài phút nữa hẵn tắt bếp, như vậy thịt vẫn sẽ mềm và thơm.
Luộc mì ống đổ thêm dầu vào
(Ảnh: Internet)
Đây là lời khuyên nhiều người vẫn làm theo để mì sau khi luộc không dính với nhau, không dính đáy nồi. Tuy nhiên, cách làm này lại vô tình làm mất đi vài chất dinh dưỡng trong mì. Thay vào đó, để mì không dính, bạn nên cho nước sôi liên tục và khuấy đảo thường xuyên.
(Nguồn: Tổng hợp)
sai lầm trong nấu ăn, gia vị