Khâu bảo quản cơm nguội là cực kì quan trọng bởi nếu không bảo quản đúng cách, người dùng rất dễ bị nhiễm khuẩn từ loại thực phẩm quen thuộc, đặc biệt là trong mùa nắng nóng như thế này.
Cơm nguội là món rất quen thuộc đối với người Việt Nam. Chúng ta có thể hấp ăn lại hoặc rang lên cũng rất ngon. Cũng vì lý do đó mà khâu bảo quản cơm nguội là cực kì quan trọng bởi nếu không bảo quản đúng cách, người dùng rất dễ bị nhiễm khuẩn từ loại thực phẩm quen thuộc, đặc biệt là trong mùa nắng nóng như thế này.
Theo các nhà khoa học, gạo chưa một loại vi khuẩn có tên Bacillus Cereus xuất hiện trong quá trình trồng trọt, thu hoạch. Quan trọng hơn, vi khuẩn này không bị tiêu diệt hoàn toàn khi nấu chín gạo mà lại chuyển thành một dạng bào tử. Bào tử này không gây hại trong vòng 6 tiếng sau khi nấu, nhưng khi cơm đã được để nguội trên 6 tiếng mà không bảo quản đúng cách, chúng sẽ hoạt động trở lại, gây ra ảnh hưởng xấu cho cơ thể.
Bào tử này không gây hại trong vòng 6 tiếng sau khi nấu, nhưng khi cơm đã được để nguội trên 6 tiếng mà không bảo quản đúng cách, chúng sẽ hoạt động trở lại, gây ra ảnh hưởng xấu cho cơ thể (Ảnh: Internet)
Theo các nghiên cứu, những bào tử này sẽ sản xuất ra những chất độc gây nôn và tiêu chảy. Thời gian cơm nguội bảo quản không đúng cách càng lâu, độc tố càng sinh ra nhiều. Triệu chứng của nhiễm khuẩn này có thể nhận biết như buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy sau khoảng từ 1 đến 5 giờ sau khi ăn và thường kéo dài khoảng 24 giờ. Người có thể trạng, sức đề kháng tốt sẽ nhanh chóng vượt qua nhưng người già và trẻ em có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.
Do đó, để bảo vệ sức khỏe gia đình, bạn nhất thiết phải biết cách bảo quản cơm nguội một cách đúng đắn.
Điều đầu tiên là bạn chỉ nên nấu vừa đủ ăn, đừng nấu quá nhiều. Nồi dùng để nấu cơm cần phải được rửa sạch, kể cả nắp nồi. Khi vo gạo nên cho ít muối vo cùng hoặc khi nấu cho thêm nhúm muối nhỏ sẽ giúp cơm lâu thiu hơn. Bạn có thay muối bằng giấm theo tỉ lệ 2ml giấm cho 1,5kg gạo.
Cơm sau khi đã nấu xong nếu chưa ăn ngay thì nên để trong nồi cơm điện ở chế độ warm, khi nào ăn sẽ nhấc nồi ra. Đó là cách ngăn chặn vi khuẩn Bacillus Cereus phát triển trở lại. Một khi đã nhấc nồi cơm điện ra ngoài rồi thì chỉ nên để tối đa 5 tiếng đồng hồ ở nhiệt độ phòng và đậy nồi cơm bằng rổ rá có lỗ nhỏ, đừng đậy bằng vung, cơm sẽ nhanh thiêu hơn.
Muốn giữ lâu hơn, bạn phải làm cách khác: khi cơm đã nguội hoàn toàn và không dính thức ăn khác, bạn cho vào hộp sạch, kín khí rồi cất vào ngăn mát tủ lạnh với nhiệt độ dưới 5 độ C. Tuy nhiên, nếu cơm đã để ở nhiệt độ phòng hơn 6 giờ đồng hồ hoặc trong tủ lạnh hơn 24 giờ thì bạn đừng nên sử dụng.
Khi muốn hâm cơm nguội, bạn có thể dùng nồi cơm điện, nồi thường hoặc lò vi sóng đều được. Tuy nhiên, không nên hâm cơm nguội 2 lần.
- Hấp bằng nồi cơm điện: cho cơm nguội vào nồi, đổ thêm vài ml nước nóng rồi bật nút Cook như bình thường.
(Ảnh: Internet)
- Hấp bằng nồi thường: bạn sử dụng phương pháp hấp cách thủy để hấp cơm nguội. Bạn chỉ cần đặt rế lót nồi bằng inox vào trong nồi, đổ thêm nước rồi đặt bát cơm lên rế. Đậy nắp lại, bật lửa là xong.
- Hấp bằng lò vi sóng: Muốn nhanh hơn, bạn có thể cho cơm vào lò vi sóng để hâm cho nóng. Một mẹo khi hâm cơm bằng lò vi sóng đó là bạn hãy cho đá viên vào bát cơm. Cứ một bát cơm lớn, vung đầy cơm, bạn đặt một viên đá lên, bọc màng bọc thực phẩm lại, đục vài lỗ thủng để hơi nước thoát ra. Tiếp theo, cứ một chén cơm này thì bạn chọn thời gian là 90 giây. Cứ thử hâm theo cách này, bạn sẽ thấy rằng hương vị của cơm sẽ vẫn nguyên vẹn như vừa được nấu chín vậy.
(Ảnh: Internet)
(Nguồn: Tổng hợp)
nồi cơm điện, Lò vi sóng, cơm nguội, cơm nguội hâm nóng, bảo quản cơm nguội