Ăn ngon

Trọn bộ công thức làm siro để cả nhà "chống chọi" qua những ngày thời tiết giao mùa

Bạn có thể tham khảo công thức làm siro ho này để giúp cả nhà dùng dần trong mùa nồm ẩm.

1. Nước quất đường phèn

Trong những ngày trời lạnh không chỉ trẻ nhỏ mà cả người lớn cũng rất dễ bị cảm cúm, hắt hơi sổ mũi. Trong khi đó những vị thuốc có ngay tại nhà như quả quất lại có tác dụng rất tốt cho việc phòng chống cảm cúm. Vì thế, bạn hãy làm ngay một hũ nước quất đường phèn này để chăm sóc sức khỏe gia đình mình nhé.

Trọn bộ công thức làm siro để cả nhà chống chọi qua những ngày thời tiết giao mùa - Ảnh 1.

Click vào hình để biết cách làm chi tiết

2. Siro húng chanh:

Việc sử dụng các loại thuốc Tây trong điều trị bệnh trong thời gian lâu dài hiện nay đang được cảnh báo vì khiến sức chống đỡ của cơ thể yếu dần đi. Đặc biệt trong mùa lạnh đang tới, thì những cơn ho, ngứa họng là điều không tránh khỏi. Bài thuốc trị ho đơn giản bằng siro húng chanh rất hiệu quả mà đơn giản bạn hãy làm ngay cho gia đình nhé!

Bài thuốc trị ho từ húng chanh

3. Siro gừng

Làm siro gừng vô cùng đơn giản, một trong những cách thưởng thức siro gừng cực ngon đó là cho khoảng 2 thìa con siro gừng vào ly thêm ½ ly nước soda lạnh, thêm vài lát chanh thái mỏng và vài cục đá bạn đã có 1 ly nước tuyệt ngon rồi đấy! Khi tiết trời se lạnh được thưởng thức một ly trà gừng nóng thì thật tuyệt. Vị nóng ấm của gừng sẽ giúp bạn xua tan đi sự lạnh giá. Không chỉ có vậy gừng còn có tác dụng kích thích sự thèm ăn, chống oxy hóa, phòng chữa cảm mạo và đặc biệt tốt với những người bị chứng huyết áp thấp. 

Trọn bộ công thức làm siro để cả nhà chống chọi qua những ngày thời tiết giao mùa - Ảnh 3.

Click vào hình để xem cách làm chi tiết

4. Siro lá tía tô:

Lá tía tô là loại lá có tác dụng trị cảm cúm, đầy bụng, nôn mửa, có tác dụng an thai… Vì vậy bạn hãy tranh thủ làm một hũ siro chống cảm cúm từ lá tía tô để dùng quanh năm. Để sẵn lọ siro lá tía tô trong nhà để dùng ngay khi cần nhé!

Trọn bộ công thức làm siro để cả nhà chống chọi qua những ngày thời tiết giao mùa - Ảnh 4.

Click vào hình để biết cách làm chi tiết

5. Siro gừng, mật ong, chanh:

Gừng đóng vai trò như một loại thuốc thông mũi tự nhiên và cũng làm giảm đau họng, nhờ có tính kháng viêm, chống oxy hóa, kháng virus và kháng khuẩn. Hoạt chất trong gừng có khả năng chống ho, nhờ đó có thể giúp ngăn ngừa và giảm ho. Trong khi đó, mật ong được biết đến như là một phương thuốc lâu đời giúp làm dịu ho do làm dịu cổ họng. Thêm nữa, nó có đặc tính chống oxy hóa và kháng khuẩn giúp chống lại bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên. Nhờ hàm lượng vitamin C cao, nước chanh cũng có lợi trong việc ức chế ho, chống cảm lạnh. Nó hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ và tăng cường hệ thống miễn dịch. Thêm vào đó, chanh có đặc tính kháng virus và kháng khuẩn để chống nhiễm trùng. 

Trọn bộ công thức làm siro để cả nhà chống chọi qua những ngày thời tiết giao mùa - Ảnh 5.

Click vào hình để biết cách làm chi tiết

Siro cam đường:

Trong những ngày đầu xuân với tiết trời ẩm ướt, cơ thể rất dễ bị mắc chứng cảm cúm, sổ mũi, viêm họng. Vì thế mà bạn hãy tận dụng ngay những quả cam cuối mùa để làm một hũ cam đường giúp phòng chống các chứng bệnh khi thời tiết giao mùa này nhé.

Trọn bộ công thức làm siro để cả nhà chống chọi qua những ngày thời tiết giao mùa - Ảnh 6.

Click vào hình để biết cách làm chi tiết

aFamily

cách làm siro, si-rô ho, chống cảm cúm


© 2021 FAP
  2,498,513       3/1,163