Chuyện lạ

Em bé mắc chứng bệnh lạ "chán cơm, thèm đất", ăn mọi vật xung quanh

Cô bé Maddie Moore 3 tuổi có thể ăn bất cứ đồ vật nào trong nhà, từ bột giặt, giấy, màu cho đến nhựa, cát và đá.

Bạn đã bao giờ thấy một em bé thích ăn mọi đồ vật trong nhà, từ tấm thảm cho đến màu vẽ? Cô bé Maddie Moore 3 tuổi đang mắc chứng Pica, một chứng rối loạn hiếm gặp khiến bé có cảm giác thèm ăn những chất phi thực phẩm. Cô bé có thể tiêu hóa bột giặt, dầu, đá, thạch cao, gỗ, nhựa, cát, băng dính, giấy vệ sinh và thậm chí cả côn trùng.
Cô bé Maddie thèm ăn mọi thứ trừ thức ăn thông thường.
 Bé Maddie mắc chứng bệnh lạ có thể ăn mọi đồ vật.
Các bảo mẫu đã rất vất vả để giữ cho đồ chơi của Maddie được lành lặn. Mẹ cô bé, chị Catherine Mullins cũng luôn phải để mắt đến cô con gái để bé không ăn phải những thứ có thể gây nghẹt thở hoặc làm tổn thương cơ quan tiêu hóa. 
Chị chia sẻ: "Maddie rất kì lạ. Các chuyên gia đều nói rằng chưa từng gặp trường hợp nào như thế. Con bé ăn bất cứ thứ gì nó gặp. Tôi luôn lo lắng không biết rồi nó sẽ ăn gì tiếp theo. Đã nhiều lần tôi phải dùng tay móc đồ vật mắc trong cổ con bé. Tôi không thể rời mắt khỏi nó phút nào, vì thế gia đình tôi gần như không có lúc nghỉ ngơi".
Cô bé ăn từ bột giặt, giấy, nhựa cho đến đất sét, đá và cát.
 Maddie rất thích ăn sơn tường.
Chị nhận thấy Maddie có triệu chứng thích đưa vật lạ lên miệng khi cô bé 1 tuổi. Chị đã đưa cô bé đến trung tâm đánh giá sức khỏe để kiểm tra nhưng phải mất đến 2 năm mới xác nhận được cô bé mắc chứng Pica. Ngoài ra, Maddie còn bị bệnh tự kỷ, chậm phát triển và rối loạn quá trình cảm giác khiến cô bé luôn nhảy lên, xoay tròn và thích leo trèo. Ban đêm, gia đình phải đặt Maddie trong một chiếc giường chuyên dụng để bé không làm hại bản thân trong lúc bố mẹ và chị gái ngủ.
Ban đêm cô bé phải ngủ trong một chiếc giường chuyên dụng.
 Chiếc giường đặc biệt dành cho Maddie.
Pica là một chứng rối loạn hiếm gặp, căn bệnh này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng theo nhiều cách khác nhau như nôn mửa, nhiễm trùng, tắc nghẽn đường ruột và ngộ độc. Bệnh nhân có thể phải phẫu thuật để loại bỏ dị vật trong ruột hoặc chữa tổn thương mô.
Gia đình luôn phải để mắt đến cô bé mọi lúc.
 Maddie không thích ăn những món ăn thông thường, thay vào đó là các đồ vật, thậm chí là cành cây như thế này.
Maddie chưa bao giờ phải đến bệnh viện nhưng thường xuyên phải gặp bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa. Càng lớn, cô bé càng ít quan tâm đến thức ăn thông thường. Cô bé chỉ ăn những thực phẩm có màu sắc và kết cấu đặc biệt như bánh quế khoai tây và bánh mì kẹp thịt gà.
Cô bé được chăm sóc ở một trung tâm giáo dục đặc biệt.
Đồ ăn yêu thích của cô bé là đất sét, cát và bụi.
Chị Katherine cho biết: "Ban đầu con bé ăn những thứ lặt vặt như giấy hay vải. Nhưng sau đó, sự thèm ăn bất thường của nó càng trở nên dữ dội hơn. Chúng tôi không dám treo rèm hay tranh vì con bé sẽ ăn hết. Chị gái của Maddie không dám vẽ vì cô em sẽ ăn cả bút chì lẫn màu sơn. Tôi phải giấu mọi thứ có thể gây hại đi bằng tủ khóa nhưng con bé rất thông minh, lúc nào cũng tìm ra. Hôm nay, nó đã ăn hết cả gói phấn khi tôi không để ý. Nhưng thức ăn yêu thích của con bé vẫn là đất sét, cát và bụi.
Cuộc sống của cả gia đình cũng bị xáo trộn theo.
Maddie được gửi đến một trung tâm dành cho trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt có tên là Barnardo. Nhân viên trung tâm, bà Charlotte Turton chia sẻ: "Ban đầu chúng tôi làm giả đất sét bằng muối, bột và nước. Nhưng Maddie ăn rất nhiều, điều đó khiến cơ thể cô bé tích quá nhiều muối, không tốt chút nào. Vì thế chúng tôi thử một công thức khác gồm sữa đặc và bột bắp. Chỉ cần như thế, bé có thể ăn bao nhiêu tùy thích. Chúng tôi cũng thử đổi những hương vị khác nhau như bạc hà, hạnh nhân, cà phê, cà ri. Điều đó sẽ tốt cho phát triển vị giác".
Tuy vậy, chị Catherine cảm thấy những nỗ lực đó là xứng đáng.
Chị Catherine không thể quay về với công việc bảo mẫu như trước. Cha cô bé, anh Sonny Moore cũng phải để mắt tới cô bé liên tục. Hiện tại, họ đang sống trong một căn hộ hai phòng ngủ ở Bournemouth, Dorset.

(Nguồn: Mirror)
aFamily

chứng bệnh, bệnh lạ, chuyện lạ, chuyện lạ về bộ phận cơ thể, căn bệnh kỳ lạ


© 2021 FAP
  845,336       7/882