Có những đặc điểm của các hiện tượng, sự vật người ta luôn cho là đúng nhưng thực tế lại không phải vậy.
Tắc kè hoa không thay đổi màu sắc trên cơ thể nó để hòa nhập với môi trường xung quanh nhằm ngụy trang mà chúng thay đổi màu sắc để giao tiếp nhanh chóng với đồng loại.
Tắc kè đổi màu là để giao tiếp với đồng loại.
Thay vì cất tiếng hay sử dụng tính hương, tắc kè giao tiếp một cách thị giác hơn bằng việc đổi màu và hoa văn của da. Những màu sắc và hoa văn khác nhau có nhiều ý nghĩa. Chính vì vậy, những con đực có thể thu hút bạn tình hoặc bảo vệ lãnh thổ bằng cách “tỏa sáng” màu sắc của mình cho những con khác thấy. Để tỏ rõ sự phục tùng hoặc quy hàng, một con đực sẽ mang màu nâu xám hoặc xám.
2. Dơi có thể nhìn rất rõ trong đêm mà không dựa hoàn toàn vào tiếng vang
Nhiều người tin rằng dơi không có mắt hoặc có nhưng rất kém bởi chúng di chuyển trong không trung chủ yếu nhở tiếng vang. Tuy nhiên, sự thực lại không phải vậy, dơi có thể nhìn rất rõ vào ban đêm và bay lượn trong không trung mà không cần dựa hoàn toàn vào tiếng vang để định vị vật thể xung quanh.
Dơi có thể nhìn rất rõ trong đêm.
3. Đầu ngón tay nhăn nheo khi giặt đồ không phải do ngấm nước
Khi giặt đồ hoặc ngâm tay quá lâu trong nước, da ở đầu các ngón tay thường bị nhăn lại. Chúng ta vẫn thường nghĩ rằng da ở các các đầu ngón tay nhăn nheo là vì nó hấp thụ nước. Nhưng sự thực lại không hoàn toàn như vậy. Những ngón tay nhăn nheo chỉ vì não chúng ta điều khiển các vị trí đầu ngón tay nhăn lại, chứ không phải do hấp thụ nước. Các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được tại sao não lại điều khiển vùng da ở các đầu ngón tay nhăn nheo lại như vậy.
Đầu ngón tay nhăn nheo chỉ là một phản ứng do não điều khiển chứ không phải do ngấm nước.
4. Thực ra chuối là loài cây thân thảo khổng lồ
Mặc dù nhìn bề ngoài loài chuối mọc cao như các loại cây gỗ, nhưng họ chuối không phải là cây thân gỗ mà trên thực tế phần thân của nó chỉ là phần gốc của các cuống lá. Do đó, thực ra cây chuối chỉ là một loại cây thân thảo khổng lồ.
Chuối là một loại cây thân thảo khổng lồ.
5. Không phải mọi bộ phân trên cơ thể đều ngừng hoạt động và phát triển sau khi chết
Chúng ta vẫn thường nghỉ rằng sau khi chết, tất cả các bộ phận trên cơ thể sẽ ngừng hoạt động, tế bào ngừng lớn lên và ngừng phát triển. Nhưng thực ra, tóc và móng tay chân của người chết vẫn tiếp tục phát triển ngay sau khi con người đã chết đi mặc dù da thịt con người sẽ bắt đầu quá trình phân hủy và thối rữa.
Tóc và móng vẫn phát triển sau khi con người đã chết.
6. Chó hoàn toàn không đổ mồ hôi qua lưỡi
Nhìn những chú chó nhỏ dãi giữa trời nắng, con người vẫn thường nghĩ rằng do nóng quá mà nó đổ mồ hôi qua lưỡi. Tuy nhiên, sự thực không phải vậy. Chó không đổ mồ hôi qua lưỡi mà hầu hết qua lòng bàn chân của chúng. Việc chúng thở hổn hển và nhỏ dãi trong ngày hè nắng nóng hoàn toàn không liên quan đến mồ hôi.
Chó không đổ mồ hôi qua lưỡi.
7. Con người không phải chỉ có 5 giác quan
Sự thật là con người còn có nhiều giác quan nữa.
Trước nay, người ta đều thừa nhận con người chỉ có 5 giác quan, tuy nhiên các nhà khoa học nhận định con người có đến 21 giác quan, ngoài thính giác, khứu giác, thị giác, vị giác và xúc giác còn có cảm giác ngứa, cảm giác nóng, lạnh, cảm giác về vị trí các bộ phận trên cơ thể, cảm giác căng thẳng hay áp lực, cảm giác đau, cảm giác đói và khát, cảm giác về thời gian…
8. Everest không phải là đỉnh núi cao nhất thế giới
Nếu tính từ đáy biển thì Everest lại không phải đỉnh núi cao nhất.
Nếu chỉ tính độ cao trên mực nước biển thì ngọn núi lửa Mauna Kea ở Hawaii cao 4.205m chỉ bằng một nửa "Nóc nhà của thế giới" là đỉnh Everest với chiều cao 8.848m. Nhưng ít người biết rằng nếu tính cả phần nằm dưới mặt nước biển, núi Mauna Kea mới là đỉnh núi cao nhất thế giới với chiều cao 10.200 m tính từ đáy Thái Bình Dương.
(Nguồn: Tổng hợp)