Tim Wong, nhà sinh học trẻ tuổi một tay gây dựng quần thể bướm Pipevine Swallowtail quý hiếm.
Nhà sinh vật học trẻ 28 tuổi đã xây dựng cả một nhà kính ở ngay sân nhà mình cho loài bướm có thể sinh sống. Nơi đây có những điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, và gió hoàn hảo cho sự phát triển của chúng.
Tim Wong xây dựng một nhà kính ở ngay sau sân nhà để loài bướm có điều kiện phát triển như ngoài tự nhiên.
Quan trọng nhất, anh biết rằng sâu bướm Pipevine Swallowtail chỉ ăn lá của loại cây độc Pipevine. Vì loài cây này khá quý hiếm nên anh đã phải mất một thời gian dài mới có thể xin được một ít cành Pipevine từ Vườn Bách thảo San Francisco để đem về nhà trồng. Sau khi xây dựng xong môi trường lý tưởng, anh đem 20 con sâu bướm đầu tiên vào ngôi nhà kính, quan sát và chăm sóc các cá thể này lớn lên, sinh sôi nảy nở.
Bắt đầu từ một số lượng sâu bướm nhỏ...
... chúng đã tăng trưởng rất nhanh.
Sau 3 năm, số lượng bướm sau vườn nhà anh tăng lên rất nhanh. Khi chúng trưởng thành, anh Wong đưa chúng đến Vườn Bách thảo San Francisco. Vậy là chỉ tính riêng trong năm ngoái, anh đã đóng góp hàng ngàn cá thể bướm Pipevine Swallowtail đồng thời nuôi trồng được hơn 200 cây Pipevine quý hiếm.
Những kén bướm Pipevine Swallowtail này sẽ cho ra đời những con bướm trưởng thành xinh đẹp.
Loài bướm phượng Pipevine Swallowtail có vẻ đẹp rất thu hút.
Trước báo chí, Wong chia sẻ: “Năm nay, chúng tôi đã chứng kiến nhiều bướm Pipevine Swallowtail sống sót trong khu vườn, đẻ trứng, biến thành ấu trùng và sẽ lại hóa thân thành bướm trong năm sau. Đó là dấu hiệu tốt cho thấy công sức của chúng tôi đã được đền đáp”.
Nhờ có lòng quyết tâm, Tim Wong đã cứu sống loài bướm quý hiếm.
Anh cũng nói thêm: “Cải thiện dân số cho loài bướm địa phương bạn là điều mà ai cũng có thể làm được. Bảo tồn và chăm sóc sinh vật có thể bắt đầu từ chính sân nhà của bạn”. Bạn có thể trồng các loại cây địa phương, nhổ cỏ thường xuyên, và tránh dùng các thuốc diệt sâu bọ để giúp các loài bướm có thể tìm kiếm thức ăn dễ dàng hơn.
(Nguồn: Boredpanda, Mymodernmet)