Hiện tượng "ngón chân biến mất" rất phổ biến nhưng vẫn còn là ẩn số.
Đa số chúng ta nghĩ rằng mình bị mất một ngón chân – chính xác là ngón thứ 2, ngón ngay bên cạnh ngón chân cái, là có khả năng bị “mất tích” nhất.
Trong một cuộc thí nghiệm của trường Đại học Oxford (Mỹ), 19 thanh niên khỏe mạnh đã thử nhắm mắt lại và để ngón chân mình được chạm vào, từng ngón một. Công việc này được tiến hành nhiều lần, và mỗi một lần chạm các tình nguyện viên sẽ được hỏi ngón chân nào của họ được tác động.
Làm được như thế này thì bạn quả là người có khả năng đặc biệt đấy.
Không tin bạn thử làm xem!
Ngạc nhiên thay, 9 trên 19 người tình nguyện viên tham gia nói rằng họ nghĩ rằng một trong số mười ngón chân của mình đã biến mất. Mặc dù không được hỏi, 9 người này đều nhận xét rằng: “Tôi không cảm thấy mình có ngón chân thứ hai,” hoặc “Tôi không biết ngón thứ hai của mình ở đâu nữa”.
Phát hiện kì lạ trên cũng chỉ ra rằng chúng ta thường gặp khó khăn trong việc phân biệt các ngón chân với nhau. Mặc dù các tình nguyện viên đều đoán ra chính xác khi ngón chân trỏ hoặc ngón út được chạm vào, nhưng với ba ngón giữa thì họ lại khá bối rối.
Các tình nguyện viên thường bị nhầm lẫn khi phải chỉ ra ngón nào được chạm vào, đặc biệt là ngón thứ 2.
Cụ thể là họ thường nghĩ rằng ngón thứ ba được chạm vào khi kì thực đó là ngón thứ hai, và cho là cảm thấy nhột ở ngón thứ tư trong khi thực tế đó là ngón thứ ba.
Sự nhầm lẫn này đặc biệt dễ xảy ra ở bên bàn chân không thuận, ví dụ như bàn chân trái của một người thuận chân phải. Tự mình kiểm tra bạn cũng có thể thấy, có thể ở bàn chân thuận bạn đếm đủ 5 ngón bằng cách cử động từng ngón một nhưng ở bàn chân không thuận, cảm giác như lúc nào cũng "thiếu mất một ngón".
Trong khi đó, khi thử nghiệm trên đôi bàn tay của các tình nguyện viên, họ không hề bị nhầm lẫn trong việc phát đoán vị trí các ngón tay.
Khi cuộc thí nghiệm được đăng tải lên phương tiện truyền thông, các nhà nghiên cứu nói rằng ngón chân thì khó nhận biết hơn vì chúng được xếp khít nhau hơn ngón tay và cử động cũng kém linh hoạt hơn.
Ngón chân cái chiếm đến 2 trên 5 chỗ "định sẵn" cho 5 ngón nên các ngón ở giữa bị não bộ coi như "dính vào nhau".
Một khả năng khác được xét đến đó là do cách não bộ đã tự “chia sẵn” cho mỗi ngón một khoảng cách tương tự nhau. Đối với ngón tay, điều này không gây ảnh hưởng gì vì các ngón tay có độ rộng gần như giống hệt nhau, trong khi đó, với các ngón chân thì rắc rối lại xảy ra. Ngón chân cái có độ rộng gần bằng hai lần các ngón chân còn lại nên nó chiếm đến 2 trên 5 chỗ đã được não bộ định sẵn cho 5 ngón chân. Điều này có thể giải thích tại sao nhiều người cảm tưởng rằng ngón thứ 2 đã biến mất.
Phát hiện của cuộc nghiên cứu này có ý nghĩa rất thực tiễn trong việc điều trị nhiều chứng bệnh có liên quan đến sự mất nhận thức (agnosia), xảy ra khi người ta tin rằng một phần cơ thể bị biến mất hoặc bị thay đổi hình dạng, kích cỡ. Triệu chứng này cần được lưu ý ở bệnh tai biến mạch máu não, chứng chán ăn tâm thần, và các ca bị tổn thương não.
(Nguồn: Dailymail)