Lá cây rụng xuống sân tạo nên cảnh tượng ngoạn mục, được ví như một “biển vàng”.
Ngay cạnh đền Gu Guanyin thờ Phật ở núi Chung Nam, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc là cây Bạch quả 1.400 năm tuổi. Mỗi mùa thu, lá cây lại chuyển màu vàng rực rỡ và bắt đầu rụng từ giữa tháng 11 khiến phần sân đền như hóa thành một "biển lá vàng rực" như ánh nắng của Mặt Trời, tạo nên một cảnh tượng độc đáo thu hút hàng nghìn du khách từ khắp Trung Quốc tới tham quan.
Mùa thu năm nay cũng vậy, từ giữa tháng 11, như để chuẩn bị cho mùa đông sắp tới, lá cây đã bắt đầu rụng xuống sân tạo nên cảnh tượng ngoạn mục, được ví như một “biển vàng”. Khi mùa xuân đến, cây bạch quả lại đâm chồi nảy lộc trở lại.
Cây bạch quả này được cho là do một vị hoàng đế thời Đường tự tay trồng. Trong nhiều thế kỷ, người ta cho rằng loài cây này đã tuyệt chủng trong tự nhiên, nhưng ở tỉnh Chiết Giang ở miền đông Trung Quốc, trong khu vực bảo tồn Thiên Mẫu Sơn vẫn còn một cây sống sót sừng sững với thời gian.
Ngoài việc mang một vẻ đẹp kỳ ảo, lá của cây không những có công dụng chữa bệnh trong cái bài thuốc Đông y mà còn là một loại thực phẩm.
Cây đóng vai trò quan trọng trong văn hóa của người dân địa phương bởi vẻ đẹp và những lợi ích thiết thực của cây đối với con người.
Lá cây bạch quả bắt đầu rụng từ giữa tháng 11, tạo nên một cảnh sắc đặc trưng cho mùa thu ở nơi đây.
Nhìn từ trên cao, những tầng lá bạch quả như trở thành một tấm thảm dát vàng tại làng Luohandong.
Cây được xem như là “hóa thạch sống” bởi nó đã sống được 1.400 tuổi. Mỗi mùa lá bạch quả rụng thì hàng triệu du khách lại từ khắp nơi đổ về để được chiêm ngưỡng.
(Nguồn: Countryliving, Distractify)