Công nghệ - Sản phẩm

Truyền dữ liệu bằng... âm thanh

(PCWorldVN) Việc sử dụng âm thanh làm phương tiện truyền nhận dữ liệu đang dần được hiện đại hóa và trở thành xu hướng trong tương lai.

Từ những năm 1940, IBM đã cố gắng giải quyết vấn đề làm sao sử dụng đường dây điện thoại thông thường để kết nối 2 máy tính. Khi đó, hãng công nghệ Mỹ tìm ra cách giải quyết bằng việc chuyển đổi dữ liệu (tín hiệu số) thành âm thanh (tín hiệu tương tự) rồi truyền qua đường dây điện thoại và khi đến thiết bị đầu cuối thì âm thanh lại được chuyển ngược lại thành dữ liệu.

Lợi ích của việc sử dụng âm thanh để truyền dữ liệu là để thiết bị có khả năng xử lý dễ dàng và phổ biến hơn.

Trong thời đại kết nối không dây, âm thanh vẫn là một lựa chọn tuyệt vời để truyền dữ liệu và phục vụ các ứng dụng khác. Thời gian gần đây, thế giới công nghệ ghi nhận nhiều phát triển mang tính đột phá trong lĩnh vực này nhằm khai thác lợi ích của sóng âm thanh trong việc truyền dữ liệu.

Google Chromecast

Một số công nghệ mới dựa trên âm thanh sử dụng tần số siêu âm - âm thanh này vượt xa tần số tối đa mà tai người nghe thấy được.

Google đã cung cấp chế độ Guest Mode trên thiết bị Chromecast - sản phẩm có thể cắm vào cổng HDMI của TV từ đó giúp bạn phát các ứng dụng nội dung trên Internet (qua điện thoại, máy tính) lên màn hình TV.

Chirp, Clinkle, Google Chromecast, hacker, Signal360, sóng siêu âm, Tin tặc, Ultrahaptics, Wireless
Google Chromecast

Chế độ này cho phép người dùng điện thoại Android điều khiển Chromecast mà không dùng kết nối Wi-Fi thông dụng. Thay vào đó, chế độ Guest Mode sử dụng công nghệ siêu âm để giao tiếp qua loa của TV. Công nghệ siêu âm trên TV và điện thoại Android sử dụng mã pin 4 ký tự số để gửi âm thanh đi và điều khiển để sử dụng Internet. Công nghệ này có thể dễ dàng được phổ biến bởi trên mỗi TV đều có sẵn "thiết bị mạng" cần thiết đó chính là loa. Và mỗi điện thoại Android trở thành microphone và điều khiển từ xa.

Chirp

Chirp, Clinkle, Google Chromecast, hacker, Signal360, sóng siêu âm, Tin tặc, Ultrahaptics, Wireless
Ứng dụng Chirp của Animal Systems

Một ứng dụng của hãng công nghệ Animal Systems có tên gọi là Chirp cho phép bạn gửi dữ liệu thông qua âm thanh. Trường hợp cơ bản có thể sử dụng là gửi hình ảnh trong khoảng cách gần (yêu cầu cả 2 thiết bị này phải cùng chạy ứng dụng Chirp). Ứng dụng này sẽ tạo ra tiếng ồn khi chuyển tập tin (file) và nếu thiết bị đầu cuối chấp nhận thì sẽ nhận được dữ liệu. Bản chất của giải pháp này không phải là hình ảnh được truyền đi thông qua âm thanh. Ứng dụng ở thiết bị đầu phát sẽ chuyển nội dung lên Internet, sau đó tạo ra mã về nội dung, và chuyển đổi mã thành âm thanh. Mã âm thanh này sẽ được gửi đến thiết bị đầu cuối và sau đó được giải mã ngược thành dữ liệu.

Nếu có 10 người sử dụng ứng dụng này cùng lúc, thì tất cả đều có thể nhận được hình ảnh trong cùng phương thức bởi tất cả cùng nhận được âm thanh như nhau. Ứng dụng khá tiện lợi cho các bài thuyết trình, hoặc thậm chí quảng cáo truyền hình (về mặt lý thuyết).

Clinkle

Chirp, Clinkle, Google Chromecast, hacker, Signal360, sóng siêu âm, Tin tặc, Ultrahaptics, Wireless
Ứng dụng Clinkle với công nghệ siêu âm Aerolink.

Ứng dụng có tên gọi Clinkle (chạy trên iOS và Android) cho phép người sử dụng có thể chuyển tiền thông qua 1 thiết lập. Ứng dụng của mỗi người dùng cần phải được cấu hình sẵn với ngân hàng hoặc thông tin chi tiết của thẻ tín dụng. Clinkle có một bằng sáng chế thú vị mang tên Areolink, đây là một phương thức sử dụng tín hiệu siêu âm để nhận và chuyển tiền từ một điện thoại khác.

Signal360

Signal360.
Tiếp thị gần (Proximity Marketing) là việc truyền tải nội dung thông qua những kết nối không dây như Bluetooth, Wi-Fi, GPS, NFC tới người dùng ở một vị trí cụ thể. Tuy nhiên thật khó có một tiêu chuẩn chung để mọi người có thể sử dụng thông qua Wi-Fi hoặc Bluetooth. Và Signal360 xuất hiện để lấp chỗ trống đó bởi công nghệ của ứng dụng này hỗ trợ tiếp thị gần thông qua giải pháp âm thanh.

Signal360 được cấp bằng sáng chế cho việc thiết kế truyền tải thông điệp trực tiếp thông qua âm thanh tới bất kỳ chiếc loa nào.

Ultrahaptics

Chirp, Clinkle, Google Chromecast, hacker, Signal360, sóng siêu âm, Tin tặc, Ultrahaptics, Wireless
Cảm giác thật với hình ảnh 3D.

Thế hệ mới của công nghệ âm thanh không phải tất cả đều tập trung vào việc truyền dữ liệu. Công ty Ultrahaptics (Anh) đã phát minh ra một phương thức cung cấp phản hồi xúc giác cho những hình ảnh ba chiều bằng việc sử dụng công nghệ sóng siêu âm.

Công nghệ Ultrahaptics cho phép bạn chạm vào các vật thể ảo và cảm nhận chúng thông qua phản hồi va chạm của sóng siêu âm hoặc thay đổi độ cong của tần số sóng. Việc thay đổi áp suất tạo ra những hình khối ảo và cảm biến lực được gọi là áp suất bức xạ âm thanh. Máy tính sẽ kiểm soát rung động trong không khí và kết hợp chúng với những hình ảnh sẽ cho phép bạn "cảm được" những gì nhìn thấy.

PCWorld

Chirp, Clinkle, Google Chromecast, Signal360, sóng siêu âm, thiết bị thực tế ảo, Ultrahaptics


© 2021 FAP
  3,469,469       2/827