Công nghệ - Sản phẩm

Công nghệ có giúp bạn sáng tạo hơn?

(PCWorldVN) Khi bạn cảm thấy chán vỉ công việc, gia đình, xã hội hay không vì lí do gì cả thì đó không phải là giây phút tệ nhất. Nhưng công nghệ đã làm tình hình tê hơn, cho dù lúc đầu có vẻ như hữu ích.

Trước đây, lúc chưa có Internet, khi chúng ta thường nghe bạn bè than thở "Chán quá, chẳng biết làm gì!", có lẽ cách chia sẻ với bạn bè giây phút ấy là rủ họ đi chơi đâu đó, kiếm cái gì đó giải khuây. Nhưng nay, có lẽ tình cảnh đó rất có thể sẽ là khi chán, buồn tẻ, chúng ta thường lôi ngay điện thoại của mình ra để kiểm tra có gì hay ho không, lướt qua Facebook xem có bạn bè đăng thứ gì "gây sốc" không, vào game Clash of Clans xem có ai "đánh" nhà mình không để lên kế hoạch "trả thù"… Giải trí có ngay trong túi thì tại sao tìm kiếm đâu xa.

Khi không còn điều gì làm bạn vui nữa, bạn có bao giờ nghĩ rằng chính sự chán chường ấy lại đem đến một trải nghiệm ý nghĩa nào đó? Là yếu tố cho bạn suy nghĩ sâu hơn hoặc là chất kích thích để sáng tạo?

Chán chường không phải là điều tệ hại như chúng ta nghĩ.

Đó là kết luận của hai nghiên cứu gần đây về tâm lý học. Nghiên cứu đầu tiên, các nhà khoa học yêu cầu một nhóm đối tượng làm một điều gì đó thật chán, như copy mấy con số từ danh bạ trên điện thoại ra ngoài, rồi hướng họ đến suy nghĩ sáng tạo. Kết quả là nhóm đối tượng "chán" cho ra nhiều ý tưởng hơn so với nhóm không "bị chán", và ý tưởng thường rất sáng tạo. Còn trong nghiên cứu thứ 2, đối tượng lại có nhiều câu trả lời hơn khi họ bị ép xem một màn hình chờ (screensaver) chán ngắt trên máy tính so với nhóm đối tượng bình thường.

Chán chường có thể khơi nguồn sáng tạo bởi vì trí óc ta hoạt động không ngừng nghỉ, và nó luôn "đói" chất kích thích. Có thể khi rơi vào trạng thái buồn tẻ thì trí óc sẽ tạo ra một loại chuyển động nhận thức cao hơn. Theo nhà tâm lý học Heather Lench ở đại học Texas A&M: "Chán chường biến thành một trạng thái tìm kiếm. Cái mà bạn đang làm hiện tại không khiến bạn thoải mái. Nên bạn tìm kiếm, bạn chủ động." Còn theo nhà tâm lý học Sandi Mann, người thí nghiệm với hai chiếc ly ở đại học Central Lancashire, một trí óc chán chường sẽ rơi vào trạng thái như "mơ ban ngày". Cha mẹ sẽ nói cho bạn biết rằng mấy đứa nhỏ "chẳng có việc gì làm" để rồi cuối cùng chúng tự chơi, tự sáng tạo ra những trò chơi lạ lẫm nhưng độc đáo, chỉ với mấy cọng dây thun, cái hộp kẹo, cái đèn pin… nói chung là bất kể thứ gì chúng có trong tay. Các triết gia từ hàng thế kỷ trước họ đã biết đến yếu tố này; Kierkegaard mô tả sự chán chường như là hành trình đến sáng tạo: "Thần thánh rất chán, nên họ đã tạo ra loài người."

Vấn đề mà các nhà tâm lí học lo ngại là ngày nay, chúng ta không phải đấu vật với những biến đổi nho nhỏ, chầm chậm này. Chúng ta loại bỏ chúng. Mann cho rằng: "Chúng ta đang cố loại những phút giây chán chường của chúng ta bằng thiết bị di động." Thiết bị di động có thể tạm thời làm chúng ta khuây khỏa nhưng nó lại khóa chặt lớp trí não đầy trí tưởng tượng và sáng tạo của chúng ta, là nơi mà phát sinh mọi thứ ấn tượng. Mann kết luận rằng chúi mũi vào điện thoại chẳng khác nào ta đang "ăn thức ăn thừa".

Một ý tưởng khác: thay vì luôn luôn chạy trốn nỗi chán chường thì ta hãy dựa vào nó. Dù gì ta nên thỉnh thoảng làm như vậy. Mann phát hiện rằng bà suy nghĩ sáng suốt nhất khi bà tự lái xe đi làm (không đi tàu hay đi buýt) nên bà không dòm ngó tới điện thoại trên đường đi, khi đó bà luôn có những ý tưởng sáng tạo. Khi các nhà văn nói về phần mềm Freedom, là phần mềm tắt hẳn kết nối Internet để tránh mấy thông báo quấy rầy khi viết văn (hoặc các phần mềm có tên chung là zenware), họ cảm thấy dễ suy nghĩ hơn. Nhưng không có gì chắc chắn nếu tắt Internet thì có ép các nhà văn ấy đạt được trạng thái chán chường một cách có ích hay không.

Và dĩ nhiên cũng có loại chán chường tiêu cực. Loại chán chường này sẽ làm chúng ta mệt mỏi, làm ta cảm thấy không thể làm được bất kì thứ gì trên đời. Tên khoa học của loại chán chường này là lethargic boredom (chán chường ơ thờ).

Tóm lại, một phần cực kỳ quan trọng trong nhiệm vụ mỗi ngày hiện nay của chúng ta là học cách rơi vào trạng thái chán chường tích cực, đừng biến mình thành kẻ đần độn (như đừng nhìn vào điện thoại trong một khoảnh khắc vô hồn nào đó, vì đó không phải là điều tốt). Hãy biến chán chường thành thứ cực kỳ thú vị.

PCWorld

công nghệ, mạng xã hội, nghiên cứu xã hội, sự sáng tạo, tâm lí học


© 2021 FAP
  3,473,995       4/1,173