(PCWorldVN) Những thay đổi liên tục trong mấy tháng qua của Microsoft với menu Start của Windows 10 cho thấy nút trình đơn Start dường như đóng vai trò quan trọng trong việc thành – bại của hệ điều hành mới.
Sau khi bị loại khỏi Windows 8, và bị gián đoạn 3 năm, menu Start sẽ trở lại với Windows 10 trong hè này. Nhấn vào nút Start trong Windows 10 sẽ dẫn tới giao diện cung cấp các ứng dụng quan trọng và thường dùng nhất trên máy tính của bạn.
Cũng như với mỗi phiên bản Windows, kể từ thời Windows 95 cho tới Windows 7, menu Start trong Windows 10 sẽ là nơi bạn truy cập mọi chương trình phần mềm cài trên máy, được bố trí tuần tự theo vần chữ cái từ a – z, hoặc tới các mục quan trọng như thiết lập hệ thống hay quản lý điện năng trên laptop.
Từ Windows 95 tới Windows 10, menu Start đã lặp lại nhiều lần. |
Trước tiên, chúng ta hãy lướt qua lịch sử menu Start trước thời Windows 10:
Windows 95, 98 và Me: Microsoft ban đầu đưa mọi thứ lên menu Start (hình dưới) gom theo nhóm, gồm: các chương trình cài trên PC (Program Files), tài liệu của người dùng (Documents) và thiết lập cấu hình (Settings).
Người dùng trên toàn thế giới bị bất ngờ và bày tỏ thái độ giận dữ trước sự “đổi mới” của người khổng lồ phần mềm. Và Microsoft đã tỏ ra cầu thị, lắng nghe người dùng khi quyết định đưa menu Start trở lại với Windows 10.
Đã gần tới thời điểm Microsoft tung ra phiên bản chính thức của Windows 10, nhưng hãng vẫn đang có một vài chỉnh sửa cuối cùng. Bản xem trước mới nhất của Windows 10 là bản Build 10130 được tung ra cuối tuần vừa qua.
Mới chỉ trải qua mấy tháng, menu Start trên Windows 10 đã được Microsoft chỉnh sửa liên tục.
Ngày 1/10/2014: Khi Microsoft lần đầu tiên giới thiệu bản Windows 10 xem trước (preview), menu Start (hình dưới) trông như là sự kết hợp của một nửa Windows 7 và một nửa Windows 8.
Bên trái là bản sao của menu Start của Windows 7, và bên phải là bản sao màn hình Start của Windows 8 với các live tiles.
Vị trí của nút Power nằm trên đỉnh của cột bên trái, và ô tìm kiếm (search) được đặt dưới cùng của cột này.
Microsoft dùng trở lại các nút “File Explorer” và “Settings”, nhưng chuyển chúng xuống dưới danh sách các ứng dụng mở gần nhất và phía trên nút “Power”.
Chẳng hạn, việc Microsoft đặt các thông báo ở 3 nơi riêng biệt gây “rối” cho người dùng. Muốn xem các bản cập nhật và nội dung email mới gửi tới thì truy cập Action Center. Lướt qua tin tức hàng ngày thì mở Cortana. Còn khi muốn xem các cập nhật mới nhất trên mạng xã hội lại vào Start.
Dù vậy, Microsoft cũng đáng được ghi nhận là đã lắng nghe phản hồi của khách hàng và đưa ra nhiều thay đổi. Và điều quan trọng nhất vẫn là, Microsoft cần lắng nghe và thấu hiểu những gì khách hàng mong muốn, từ những điều nhỏ nhất, kể cả sau khi Windows 10 được phát hành.
Đó có lẽ là mong muốn thay đổi lớn nhất của người dùng đối với người khổng lồ phần mềm.
Bill Gates, hệ điều hành, Microsoft, nâng cấp Windows 10, Satya Nadella, Windows 10