(PCWorldVN) Các nhà khoa học Anh vừa công bố một giải pháp có khả năng chiếu ảnh động lên các đám mây trên bầu trời.
Dự án Nimbus khai thác các thành tựu trong đồng thời lĩnh vực kỹ thuật số và analog với mục đích đưa hình ảnh động lên đám mây từ các thiết bị đặt dưới đất, biển và trên không như máy bay, tàu lượn hay khinh khí cầu.
Dự án sử dụng chùm tia laser (2,5W; 532nm) để tạo ra hình ảnh và dựa trên nguyên tắc hoạt động của chiếc máy chiếu phim đầu tiên trên thế giới của nhiếp ảnh gia Eadweard Muybridge từ thế kỷ 19.
Nhóm các chuyên gia đã thử nghiệm thành công giải pháp chiếu laser này bằng cách đặt projector trên cánh của một chiếc máy bay và khoảng cách từ ảnh hiển thị (trên một đám mây) với máy chiếu được ghi nhận ở mức 50m, theo tường thuật của tờ báo Anh Dailmail.
Đoạn phim về kỵ sĩ cưỡi ngựa trong tư thế phi nước đại trên mây được thử nghiệm thành công - Ảnh: Therundownlive. |
Tuy nhiên, phạm vi ứng dụng của thiết bị này được kỳ vọng là sẽ không chỉ giới hạn ở đám mây. mà hướng tới nhiều nơi khác như tháp làm lạnh, tàu hơi nước và ống thông hơi trong thành phố.
Dự án được thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 2007 nhưng không thành công vì thiếu các thiết bị cần thiết.
Đến năm 2012, dự án được bắt đầu lại với nguồn kinh phí mới.
Được biết, đây là một dự án thuộc lĩnh vực quân sự.
Xem video mô tả giải pháp được nhà lý hóa học - Giáo sư Mike Nix và cộng sự là họa sỹ Dave Lynch thử nghiệm như một phần của dự án Nimbus:
An Huy tổng hợp
nghiên cứu khoa học, sáng tạo khoa học, Sở KHCN TPHCM, Sở KH-CN TPHCM