(PCWorldVN) Nếu bạn tải về một ứng dụng miễn phí lên thiết bị di động để xem video mà không đăng ký thành viên thì rất có thể ứng dụng đó sẽ chia sẻ thói quen xem video của bạn với bên thứ ba mà chẳng cần xin phép.
Lý do của nhận định trên được cho là vì hồi tuần rồi, một toà án ở Mỹ dựa vào Điều luật bảo vệ quyền riêng tư phim ảnh Video Privacy Protection Act (VPPA) mà Mỹ, cho rằng người xem không đăng ký thành viên sẽ không được điều luật này bảo vệ.
Luật bảo vệ quyền riêng tư của người dân mà Mỹ áp dụng hồi năm 1988, sau khi có một phóng viên tờ Washington City yêu cầu trợ lý ở cửa hàng video đưa cho ông ta danh sách những khách hàng đến thuê video. Sau đó, Đại diện Toà án tối cao Mỹ lúc bấy giờ là Robert Bork đã công khai danh sách ấy. Quốc hội Mỹ ngỡ ngàng vì vụ việc lộ thông tin kiểu này.
Kể từ đó, họ soạn thảo và đưa ra luật cấm các cửa hàng cho thuê video không tiết lộ thông tin khách hàng ra ngoài. “Khách hàng” ở đây có nghĩa là bất kỳ người thuê, người mua, người đăng ký hàng hoá hay bất kỳ dịch vụ nào. Trong đó có cả người đăng ký các dịch vụ trực tuyến như ngày nay. Đến nay, bộ luật về quyền riêng tư của Mỹ đã có chỉnh sửa vài lần nhưng chủ thể “khách hàng” vẫn không có gì thay đổi.
Số ID của thiết bị không được cho là số định danh người dùng, vì thế toà án Mỹ cho rằng số ID chưa phải là căn cứ kết tội đối với Cartoon Network khi chia sẻ số ID này cho bên thứ ba. |
Tuần rồi, một người đàn ông tên là Ellis gửi đơn tố cáo The Cartoon Network đã tiết lộ thông tin cá nhân lưu trên thiết bị di động của ông cho kẻ khác, khi ông tải về ứng dụng Cartoon Network (CN) miễn phí về và xem không cần đăng ký.
Điều mà CN làm không có gì lạ lẫm đối với người dùng thiết bị di động hiện nay, là cho người dùng tải ứng dụng miễn phí về và không cần đăng ký để sử dụng dịch vụ. CN lấy số đăng ký thiết bị của Ellis, ở đây là số ID Android, và gửi số ID ấy cho một dịch vụ bên thứ ba là Bango. Sau đó, Bango đồng bộ số ID ấy với người dùng là ai và người dùng xem gì, và đảm bảo thông tin ấy đồng bộ được trên mọi nền tảng và thiết bị, từ đó bán loại thông tin đó để kiếm tiền.
Dựa trên căn cứ của luật VPPA, người sử dụng không trả tiền, không đăng ký thành viên nên không có bất kỳ cam kết, liên quan hay ràng buộc nào với dịch vụ mà họ tải về miễn phí để dùng. Nên Ellis đã thua kiện. Tuy vậy, có một ngụ ý ở đây.
Phân biệt giữa việc tải một ứng dụng về và tạo một thông tin đăng nhập có vẻ là hơi quá mức cần thiết. Nếu vậy thì từ chối xem video miễn phí cũng giống như đăng ký thành viên để được hưởng quyền riêng tư. Cuối cùng, người dùng bỏ tiền ra mua dịch vụ thì chắc chắn là người dùng phải đăng ký. Còn với Ellis, ông “xài chùa” nghĩa là ông đồng tình với việc bị chia sẻ thông tin cá nhân.
Do đó, CN có được số ID Android của ông, chia sẻ ID đó với công ty khác lại cho thấy ông có một mối liên hệ nào đó với CN. Vì không phải có thông tin đăng nhập thì CN mới có thể biết được số ID của ông. Trong khi ấy, toà án lại không cho số ID Android là thông tin định danh, nhận diện cá nhân. Rõ ràng vấn đề nằm ở đây. Vì Bango chỉ cần dựa trên Android ID là biết rất nhiều thông tin về một con người nào đó.
Cartoon Network, kiện tụng, quyền riêng tư, video, VPPA