Sống khỏe

Phát triển nuôi cá theo liên kết vùng

Ông Dương Nghĩa Quốc - Phó Chủ tịch Hội Nghề cá VN, Chủ tịch Hiệp hội Cá tra VN – chia sẻ những vấn đề liên quan đến nguồn cá của vùng ĐBSCL.

Phát triển nuôi cá theo liên kết vùng - Ảnh 1.

Ông Dương Nghĩa Quốc

“Tôi nghĩ cần cấm đánh bắt cá trong mùa sinh sản. Việc này cần thiết và nên thực hiện kiên quyết bởi nó giúp bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Vừa qua, tỉnh nào cũng đưa ra lệnh cấm, kèm theo kiểm tra xử lý, tịch thu phương tiên. Tuy nhiên, đối tượng đánh bắt kiểu hủy diệt này phần lớn thuộc dân nghèo, họ vẫn lén lút tìm cách để mưu sinh nên chưa thể ngăn chặn triệt để. Theo tôi, cùng với tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ lợi ích lâu dài cho toàn xã hội, thì các địa phương cần có các chính sách an sinh xã hội tốt hơn, giúp người dân nông thôn tham gia các dịch vụ nông nghiệp, tạo công ăn việc làm có thu nhập ổn định. Làm như vậy mới loại trừ căn cơ hiện tượng này. Ông Dương Nghĩa Quốc

Ông Dương Nghĩa Quốc nói: "Chúng ta đã sớm nghiên cứu, áp dụng quy trình sinh sản nhân tạo để chủ động được nguồn con giống, từ đó phát triển nuôi nhiều loại thủy sản bản địa có giá trị với quy mô đại trà. Một số loại thủy sản nuôi cho số lượng đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước vừa xuất khẩu. Chẳng hạn, sau khi sinh sản nhân tạo thành công, nghề nuôi cá tra, ba sa đã phát triển mạnh và hoạt động nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tra trở thành ngành nghề đặc thù, duy nhất trên thế giới".

* Ông có nhận định gì về tầm quan trọng nghề nuôi cá của VN ?

- Theo thời gian dân số tăng cao, sức tiêu thụ thực phẩm tăng lên, trong khi nguồn lợi thủy sản tự nhiên cứ sụt giảm mạnh rồi khan hiếm dần, không thể đáp ứng nhu cầu xã hội. Trong tình hình thủy sản nước ngọt, kể cả thủy sản biển gần bờ thiếu hụt thì nghề nuôi cá phát triển đã giải quyết vấn đề cấp bách như vừa duy trì bảo tồn một số loại cá bản địa có giá trị, vừa đáp ứng nhu cầu cung cấp thực phẩm cần thiết cho con người. Kèm theo đó đã mở ra thêm nhiều loại hình dịch vụ và ngành nghề sản xuất, chế biến… tạo công ăn việc làm có thu nhập ổn định, nâng cao đời sống người dân.

* Nghề nuôi thủy sản ven sông Mekong cần chính sách gì để phát triển bền vững căn cơ?

- Nghề nuôi thủy sản muốn bền vững, ổn định, trước hết cần quy hoạch đảm bảo vừa mang tính liên kết vừa  phù hợp với điều kiện từng nơi. Việc mở rộng diện tích, đối tượng nuôi cần có biện pháp kiểm soát, quản lý chặt chẽ để không diễn ra tình trạng tự phát làm mất cân đối cung cầu. Đồng thời, bảo vệ tốt môi trường, hạn chế tối đa ô nhiễm, dịch bệnh.

Chính phủ nên đứng ra điều phối, tổ chức quy hoạch và liên kết vùng, cũng như hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ những vùng nuôi thủy sản cho các địa phương. Trong tình hình biến đổi khí hậu có khả năng suy giảm nguồn nước sông Mekong, nhất thiết cần có công trình thủy lợi, dự trữ nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Từ đây, chúng ta có thể thực hiện mô hình sản xuất sinh thái vừa kết hợp trồng trọt, vừa cho nuôi trồng thủy sản.

Nhu cầu về sử dụng thủy sản ngày càng tăng cao, bên cạnh cần cung cấp số lượng lớn ổn định thì sản phẩm cũng phải đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về thực phẩm sạch, an toàn, đảm bảo sức khỏe cộng đồng. Do đó, cần tạo ra giống sạch, kháng được một số bệnh phổ biến, có gen tăng trưởng nhanh, giảm hệ số tiêu tốn thức ăn, chi phí nuôi nhằm giảm giá thành để tăng lợi thế cạnh tranh. 

Chúng ta cần nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học… trong sinh sản con giống và cả trong quá trình nuôi. Chúng ta cần có chính sách khuyến khích sự đóng góp từ các nhà khoa học, đội ngũ kỹ thuật trong nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong nuôi thủy sản.

Mặt khác, muốn phát triển nghề nuôi cá thì cùng với tập trung xuất khẩu cũng cần chú trọng khai thác thị trường nội địa thật tốt. Đến nay, thủy sản nuôi ở ĐBSCL chưa đưa ra tận Miền Trung, Miền Bắc tiêu thụ. 

Tôi đơn cử, trong một năm mỗi người chỉ sử dụng 2kg thôi thì thị trường trong nước cũng có sức tiêu thụ tới 200 ngàn tấn. Thị trường nội địa góp phần bình ổn cung cầu, tránh biến động rớt giá, khiến nông dân bỏ nghề.

Đồng bằng sông Cửu Long

100 cơ sở sinh sản

2.000 hộ sản xuất cung ứng giống

5.000 hécta nuôi cá tra thương phẩm

Giá trị xuất khẩu

1,6-1,7 tỉ USD/năm

Kiếm bạc tỉ nhờ nuôi 'cá vua'

TTO - Từ loài cá bị đưa vào sách đỏ thế giới với nguy cơ tuyệt chủng cao, cá hô (dân gian quen gọi là “cá vua”) đã trở thành loài cá nuôi thông dụng.

Tuổi trẻ

© 2021 FAP
  1,276,596       13/1,615