Sống khỏe

'Mượn' tên phim - pháp luật lỏng lẻo hay thiếu đạo đức?

TTO - Trong làng giải trí, những mô phỏng, ăn theo, thậm chí là mượn' cả tên phim vẫn thường xuất hiện, rốt cuộc là do thiếu sót của quy định pháp luật hay thiếu đạo đức nghề nghiệp?

Tên phim luôn là ấn tượng đầu tiên mà tác phẩm để lại cho khán giả, các nhà sản xuất khi đặt tên cho sản phẩm luôn bỏ ra không ít công sức, bởi một tên phim được lan truyền rộng rãi, có sức ảnh hưởng lớn chính là kết tinh của thành quả trí tuệ của người tạo ra nó.

Tuy nhiên, trong làng giải trí ngày nay việc "sao chép" tên phim đâu đâu cũng có, đã trở thành vấn nạn gây đau đầu cho giới làm phim.

Bắt chước tên phim ăn khách một cách trắng trợn

Gần đây, có một bộ phim truyền hình mang tên Nếu như, yêu (do Trương Bá Chi, Ngô Kiến Hào đóng) ra mắt khán giả, ngoại trừ dấu chấm phẩy ở giữa thì hoàn toàn giống với tên bộ phim điện ảnh Nếu như. Yêu của đạo diễn Trần Khả Tân.

Mượn tên phim - pháp luật lỏng lẻo hay thiếu đạo đức? - Ảnh 1.

Bộ phim truyền hình Nếu như, yêu trùng tên với bộ phim điện ảnh, chỉ khác nhau mỗi dấu "chấm" và "phẩy" - Ảnh: Sina

Hai bộ phim này không cùng phiên bản bởi nội dung câu chuyện hoàn toàn khác, không biết nhà sản xuất bộ phim truyền hình có nhận được sự đồng ý của đạo diễn Trần Khả Tân hay nhà sản xuất của bộ phim điện ảnh hay chưa? Nếu như chưa, vậy thì sao lại có thể như vậy?

Thật ra, dùng Nếu như, yêu để đặt tên cho bộ phim là một việc không hợp lý.

Dấu chấm câu ở giữa tên bộ phim điện ảnh Nếu như. Yêu được dùng trong tên của người nước ngoài, hoặc dùng để phân cách 2 từ, cái tên này được đặt có ý nghĩa riêng, tạo thành "Nếu như" và "Yêu" đặt ngang nhau sẽ có hàm ý mở về mặt ngữ nghĩa.

Còn đằng sau "Nếu như" đặt dấu "phẩy" thì là kiểu nói lắp, chỉnh sửa như vậy chẳng khác nào "copy" tên phim, mà chưa nhận được sự cho phép.

Trailer phim truyền hình Nếu như, yêu

Dùng tên phim để tạo độ "hot"

Bộ phim điện ảnh Cưỡi sóng đạp gió của đạo diễn Hàn Hàn cũng từng bị khán giả cho là "copy" nội dung từ bộ phim Nan huynh nan đệ (Người cùng cảnh ngộ) của đạo diễn Trần Khả Tân.

Dù đạo diễn Trần Khả Tân cho biết là không quan tâm, nhưng sự khoan dung độ lượng của ông có lẽ đã khích lệ nhiều người dựa vào tiếng tăm của ông để thu hút sự chú ý.

Mượn tên phim - pháp luật lỏng lẻo hay thiếu đạo đức? - Ảnh 3.

Trần Khả Tân được xem là đạo diễn có tác phẩm bị "mượn" tên phim nhiều nhất trên màn ảnh Hoa ngữ - Ảnh: Sina

Về mặt này, Trần Khả Tân quả thực là một kho báu lớn để tạo độ "hot", bộ phim kinh điển Điềm mật mật (Ngọt ngào) của ông, đã được truyền hình Trung Quốc nhanh chóng "mượn" tên để cho ra đời bộ phim cùng tên nhưng câu chuyện hoàn toàn khác.

Bộ phim Thương yêu nhất của Trần Khả Tân cũng không tránh khỏi số phận bị "copy" tên phim, được dựng thành bộ phim truyền hình dài 28 tập, câu chuyện cũng hoàn toàn không dính dáng gì đến bộ phim điện ảnh.

Mượn tên phim - pháp luật lỏng lẻo hay thiếu đạo đức? - Ảnh 4.

Năm 2015, bộ phim điện ảnh Lạc lối ở Hong Kong ra mắt, liền sau đó xuất hiện bộ phim truyền hình Lạc lối ở trong hẽm - Ảnh: Sina

Một số tác phẩm có tên gồm những từ thông dụng như Người đến trung niên, phim điện ảnh hay truyền hình cũng có cái tên đó, có lẽ người sở hữu bản quyền quá khó độc chiếm 4 chữ Người đến trung niên.

Nhưng, bộ tiểu thuyết Người đến trung niên của nữ văn sĩ Thầm Dung lại quá nổi tiếng, khi muốn "mượn tên" dùng cho phim ảnh, thiết nghĩ cũng nên hỏi qua tác giả nguyên tác, người hiểu chuyện thì cũng nên trả một ít phí bản quyền, nhưng thật tế thì phim truyền hình không trả một xu.

Mượn tên phim - pháp luật lỏng lẻo hay thiếu đạo đức? - Ảnh 5.

Bốn chữ "Người đến trung niên" đã trở thành cái tên phim thông dụng trên màn ảnh Hoa ngữ - Ảnh: Sina

Mượn tên phim - pháp luật lỏng lẻo hay thiếu đạo đức? - Ảnh 6.

Nữ văn sĩ Thầm Dung và tiểu thuyết Người đến trung niên - Ảnh: Sina

Luật bản quyền vẫn còn bất cập trong vấn đề bảo vệ tên phim

Làng giải trí thích chắt lọc tinh túy không phải là chuyện ngày một ngày hai. Luật bản quyền vẫn chưa có điều luật cụ thể đối với việc bảo vệ tên phim, đã để lại nhiều sơ hở cho những người có ý muốn lách luật.

Theo luật sư Vương Quân (luật sư phụ trách vụ kiện của Quỳnh Dao) cho biết, những tên phim mang tính thông dụng, Cục bản quyền Trung Quốc đã có văn bản, không được bảo vệ, không quy vào phạm trù mang tính sáng tạo riêng.

Nhưng, một số tên đặc biệt gắn liền nguyên tác ăn khách như Hà Dĩ Sanh Tiêu Mặc (Bên nhau trọn đời) thì chắc chắn nằm trong phạm vi được bảo vệ.

Mượn tên phim - pháp luật lỏng lẻo hay thiếu đạo đức? - Ảnh 7.

Từ tiểu thuyết đến tác phẩm phim ảnh, cái tên Hà Dĩ Sanh Tiêu Mặc (Bên tiểu thuyết nhau trọn đời) luôn được bảo vệ - Ảnh: Sina

Nếu như có thể xác định tên phim bị sử dụng tạo thành sự hiểu lầm, nhầm lẫn trên thị trường, hoặc rõ ràng là đang dựa hơi tác phẩm khác, có thể quy vào cạnh tranh không lành mạnh và có thể khởi tố.

Bản thảo chỉnh sửa Luật bản quyền mới vẫn chưa có kết luận sau cùng, vì thế luật sư Vương Quân kiến nghị, nên xem tên tác phẩm là một đối tượng được bảo vệ độc lập và liệt vào phạm vi bảo vệ, đồng thời có biện pháp hạn chế và nghiêm cấm hành vi dựa hơi tác phẩm khác.

Đối với ngành phim ảnh, Luật bản quyền rất quan trọng, nhưng ngoài việc nói đến pháp luật, cũng phải nói đến quy tắc trong ngành, nói đến đạo đức nghề nghiệp, đánh mất đi đạo đức và nguyên tắc nghề nghiệp, không khác gì đánh mất nhân cách trước mặt mọi người, hy vọng những việc làm như vậy sẽ nhận được sự chế tài thích đáng.

Vi phạm bản quyền truyền hình trên Internet gia tăng tinh vi Vi phạm bản quyền truyền hình trên Internet gia tăng tinh vi

TTO - Đó là nội dung quan trọng tại hội thảo 'Bảo vệ bản quyền truyền hình trên internet tại Việt Nam - quyết tâm và giải pháp', diễn ra tại TP Sầm Sơn (Thanh Hóa) chiều 18-8.

Tuổi trẻ

© 2021 FAP
  1,246,449       3/1,172