Sống khỏe

Địa Trung Hải có thể biến thành "biển rác thải nhựa"

Biển Địa Trung Hải có nguy cơ trở thành "biển của rác thải nhựa."

Địa Trung Hải có thể biến thành biển rác thải nhựa - Ảnh 1.

Đây là cảnh báo mà Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) đưa ra trong báo cáo mới nhất nhằm kêu gọi các biện pháp làm sạch một trong những vùng biển ô nhiễm rác thải nhựa nặng nề nhất thế giới.

Trong báo cáo "Vượt qua cạm bẫy nhựa: Cứu biển Địa Trung Hải khỏi ô nhiễm rác thải nhựa," WWF cho hay mức độ tập trung các hạt nhựa siêu nhỏ tại biển Địa Trung Hải cao kỷ lục, gấp 4 lần so với các vùng biển khác trên thế giới.

Hạt nhựa siêu nhỏ là những mảnh nhựa nhỏ ly ti có kích thước chưa tới 5 mm và ngày càng xuất hiện nhiều trong chuỗi thức ăn, đe dọa sức khỏe con người. Báo cáo nhấn mạnh nguyên nhân của tình trạng này bắt nguồn từ việc nhựa được sử dụng rộng rãi trong hoạt động sản xuất và được coi là một phần quan trọng trong cuộc sống con người, trong khi nhiều nước không chú trọng quá trình xử lý và tái chế rác thải nhựa. Hiện ở châu Âu chỉ khoảng 25% số rác thải nhựa được xử lý.

Báo cáo của WWF dẫn chứng 95% rác thải nổi trên biển Địa Trung Hải và các bờ biển tại khu vực này chủ yếu bắt nguồn từ Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Ban Nha, tiếp đó là Italy, Ai Cập và Pháp. Để ngăn chặn tình trạng này, WWF cho rằng cần có một thỏa thuận quốc tế nhằm giảm lượng rác thải nhựa ra ngoài môi trường.

Bên cạnh đó, đến năm 2025, tất cả các nước xung quanh Địa Trung Hải cần đẩy mạnh việc xử lý tái chế loại rác thải này, đưa ra các biện pháp hạn chế việc sử dụng nhựa như túi, chai nhựa và các hạt nhựa trong bột giặt hay đồ mỹ phẩm.

Tuổi trẻ

© 2021 FAP
  1,364,975       1/259