Phong cách

5 khác biệt giữa mụn trứng cá và trứng cá đỏ

Những hiện tượng, đối tượng mắc bệnh... là dấu hiện giúp bạn nhận biết và điều trị hai loại mụn này nhanh hơn.

Do có biểu hiện gần giống nhau nên mọi người thường nhẫm lẫn giữa mụn trứng cá và trứng cá đỏ, từ đó dẫn tới cách điều trị không hiệu quả. Dưới đây là một số khác biệt giúp nhận diện hai bệnh da liễu nhằm có phương pháp chữa phù hợp.

1. Mụn trứng cá

1-9791-1395900128.jpg

Bệnh này xảy ra khi các lỗ chân lông bị ứ đọng chất bã nhờn, dầu tiết ra từ da. Khi lỗ chân lông bị tắc trong thời gian dài, vi khuẩn từ bên ngoài có thể xâm nhập khá sâu vào bên trong và gây tình trạng viêm. Nếu bệnh nặng hơn, da bạn có thể bị đỏ và sưng.

2. Mụn trứng cá đỏ

2-9151-1395900128.jpg

Mụn trứng cá đỏ (rosacea) là loại mụn có liên quan đến các mạch máu trên khuôn mặt. Triệu chứng của nó là tình trạng da đỏ, sau đó phát triển thành những nốt sần và mụn mủ nhỏ hơn. Chúng chủ yếu xuất hiện ở vùng mặt, nhưng có thể lan đến hai tai, lưng và ngực. Nếu không sớm điều trị, mặt có thể bị sưng phù, biến dạng và thậm chí là còn lan đến mắt và gây hậu quả khó lường.

3. Đối tượng mắc bệnh

Mụn trứng cá xảy ra với hầu hết mọi người, chủ yếu là những thanh thiếu niên trong độ tuổi dậy thì, những người trẻ.

Đối với mụn trứng cá đỏ, chúng thường xuất hiện ở những người trên 30 tuổi vì lúc này da đang dần lão hóa và dễ bị bệnh hơn.

4. Hiện tượng mụn

Da sẽ có các mụn đầu đen, mụn có mủ trắng và chỉ hơi đỏ ở đầu nếu là mụn trứng cá thông thường.

Người mắc mụn trứng cá đỏ sẽ có mụn nhỏ nhiều, tập trung thành mảng và đỏ cả vùng da không có mụn.

5. Gây bệnh liên quan đến mắt

4-4102-1395900128.jpg

Bệnh trứng cá thông thường chỉ khiến da bị viêm trong thời gian ngắn và không lây lan ra bộ phận khác trên mặt nhưng trứng cá đỏ có thể gây các bệnh liên quan đến mắt nếu không điều trị kịp thời.

Một lưu ý dành cho cả hai hiện tượng này là bạn không nên gãi hay nặn mụn bởi chúng chỉ khiến vi khuẩn được đẩy sâu vào trong da, gây nhiễm trùng và khiến gương mặt có thể bị sưng, để lại sẹo.

6. Cách chữa trị

Đối với mụn trứng cá:
-  Bóc tách lá lô hội, lấy nhựa và thoa đều lên khuôn mặt, đợi tới khi khô và rửa mặt lại. Ngoài ra bạn cũng thể có thể sử dụng nước ép lá lô hội để uống mỗi ngày.
- Đánh đều lòng đỏ trứng rồi thoa lên vùng da bị mụn, chờ trong vòng 20 phút và rửa sạch mặt bằng nước ấm. Trước khi áp dụng phương pháp này, bạn nên làm sạch bụi bẩn và mỹ phẩm trang điểm còn đọng lại trên mặt.
- Thái dưa chuột thành từng lát mỏng và đắp lên da trong 30 phút rồi rửa sạch mặt.
- Trộn đều mật ong nguyên chất hoặc với vài giọt chanh và áp dụng lên da trong 20-30 phút trước khi rửa lại bằng nước ấm. Nếu có một đốm mụn lớn, chị em có thể chấm trực tiếp mật ong tinh khiết lên vùng da mụn và để khô qua đêm.

Đối với mụn trứng cá đỏ:
- Uống và bôi Metronidarol hàng ngày và có thể lặp lại nhiều đợt, áp dụng theo chỉ thị của bác sĩ.
- Uống thuốc thuộc nhóm Tetracyclin khi có mụn mủ.
- Cần tránh tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có chất kích thích để bệnh không phát triển thêm.
- Tăng cường cung cấp vitamin B thông qua đồ ăn như: bột mỳ, bột đậu xanh, thịt gà, nấm, gan bê, ruốc thịt, thịt gà, ngô...
- Giữ da sạch sẽ thoáng mát.
- Đội mũ rộng vành và đeo khẩu trang khi đi ra nắng. Không dùng tay để sờ lên chỗ bị đỏ.

Lê Hằng

NgoiSao.net

5 khác biệt giữa mụn trứng cá và trứng cá đỏ - Ngôi sao


© 2021 FAP
  5,339,174       12/948