Phong cách

Tự hào tinh thần Việt Nam

Cái làm nên sức mạnh Việt Nam đó là giá trị của văn hóa, là sợi dây nối liền từ thế hệ này sang thế hệ khác, dẫn tới sự bảo tồn và phát triển của dân tộc...

Đỗ Thái Hà

"Không có một người nào là một hòn đảo, tự bản thân là một thể hoàn chỉnh hết thảy; mỗi người là một mảnh của đại lục, một phần của đất liền; và nếu sóng cuốn xuống biển một mỏm đá ven bờ thì châu Âu sẽ bé đi, cũng như là nếu nó cuốn mất một mũi đất hay phá đổ nhà bạn anh hay nhà anh...; cái chết của bất cứ con người nào sẽ làm chính tôi bé đi, vì tôi là một thể thống nhất với toàn nhân loại: do đó anh đừng bao giờ hỏi chuông nguyện hồn ai, chuông nguyện hồn anh đấy"... Jôn Đôn.

Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
”.

Văn minh Việt Nam là một nền văn minh đầy sức sống trong các nền văn minh Đông Nam Á...

Trong chiến lược chống phá Việt Nam của Mỹ, họ cũng dành nhiều thời gian đi sâu vào văn hóa Việt Nam và đưa ra nhận định: “Chúng ta (chỉ người Mỹ) không thể dùng sức mạnh quân sự từ bên ngoài đè bẹp được Việt Nam bởi cái “CHẤT” của con người Việt Nam”...

Cái mà người Mỹ sợ là nền văn hóa Việt Nam, sức mạnh đó nằm trong bốn giá trị của người Việt, đó là: Chủ nghĩa yêu nước, tinh thần bất khuất trong chiến đấu... Bác Hồ từng viết: "Dân tộc ta có lòng nồng nàn yêu nước… Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, tinh thần đó lại trỗi dậy, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ và to lớn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Tinh thần đó, xuyên suốt mấy nghìn năm lịch sử cho đến tận ngày nay...

Trên thế giới hiếm nước nào có lịch sử giữ nước, chống ngoại xâm hào hùng như dân tộc ta: ba lần đánh tan quân Nguyên, một đội quân hùng mạnh đã xâm lược khắp châu Âu và gần hết châu Á. Rồi ta lại đánh bại cuộc xâm lược của chủ nghĩa thực dân. Bác Hồ đã khái quát: "Không có gì quí hơn độc lập tự do!".

Lòng nhân ái! (Thương người như thể thương thân). Ta có thể so sánh nó với chữ NHÂN của người
Trung Hoa: “Kỉ sở bất dục, vật thi ư nhân” (Điều mình không muốn, đừng làm cho người).

tu-hao-tinh-than-viet-nam

Trên thế giới hiếm nước nào có lịch sử giữ nước, chống ngoại xâm hào hùng như dân tộc ta. Ảnh minh họa.

Ý thức cộng đồng và tinh thần dân chủ làng xã... Ở nước ta mô hình “nhà, làng, nước” là trụ cột nằm trong cơ cấu xã hội Việt Nam. Hơn một ngàn năm Bắc thuộc, người Việt Nam vẫn không bị Hán hóa chính là nhờ cơ cấu văn hóa làng xã. Mọi sự thay đổi chế độ, chính trị là thay đổi ở bên trên, còn làng xã vẫn tồn tại như thế: "Quốc biến, dân bất biến".

Tiến sĩ K.Tay-lor trong tác phẩm “Sự hình thành của Việt Nam” đã viết: “Sau hơn một ngàn năm Bắc thuộc mà người Việt Nam vẫn giữ được tiếng Việt và những kí ức qua huyền thoại và huyền tích về một thời kỳ lịch sử trước Bắc thuộc. Điều đó - và chỉ nội điều đó - đã chứng tỏ, người Việt Nam không muốn và đã không trở thành người Trung Hoa như ý đồ mong mỏi xuyên suốt qua nhiều ngàn năm của bọn phong kiến phương Bắc”...

"Cái quý nhất của con người ta là đời sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để đến khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp giải phóng loài người"... (Thép đã tôi thế đấy)

Nhờ đoàn kết,
Một quốc gia nhỏ bé trở nên thịnh vượng.
Vì chia rẽ, một quốc gia lớn nhất
Cũng bị tiêu diệt.

tu-hao-tinh-than-viet-nam-1

Chính cuộc sống cuộn dâng của đất nước đã ùa vào các trường đại học, để rồi mỗi trang giáo án, mỗi luận văn ra trường của sinh viên mang được hơi thở của thực tiễn đất nước. Ảnh minh họa.

Hoàn cảnh địa lý chính trị của nước Việt Nam ta nằm sát cạnh một nước Trung Hoa khổng lồ, một dân tộc Hán đông dân nhất thế giới, một nền văn hóa, văn minh cổ xưa; giai cấp phong kiến Trung Hoa tự cho mình là nước trung tâm của trời đất, là dân tộc thượng đẳng, có trách nhiệm trời ban phải giáo hóa mọi dân tộc theo đúng lễ nghĩa của đạo Khổng.

Một hoàn cảnh địa lý chính trị như vậy bắt buộc nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam muốn giữ vững độc lập, muốn khỏi bị đồng hóa phải nuôi dưỡng lòng yêu nước nồng nàn, tình yêu quê hương thắm thiết, tình thương đồng bào sâu sắc (Bầu ơi thương lấy bí cùng…; Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng…), phải như ba cây chụm lại, như bó đuốc buộc chặt, mới không có nguy cơ bị đổ, bị gãy… Chính kế thừa truyền thống đoàn kết dân tộc ngàn đời này, mà Chủ tịch Hồ Chí Minh có câu:

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,
Thành công, thành công, đại thành công!”
"Dẫu một cây chông trừ giặc Mỹ,
hơn nghìn trang giấy luận văn chương
”...

Chính cuộc sống cuộn dâng của đất nước đã ùa vào các trường đại học, để rồi mỗi trang giáo án, mỗi luận văn ra trường của sinh viên mang được hơi thở của thực tiễn đất nước trong những tháng năm rùng rùng chuyển động... Chúng ta hãy đừng quên và không được phép quên những năm tháng gian nan, nhưng rất đỗi tự hào và oanh liệt ấy!

Thép đã tôi trong lửa đỏ và nước lạnh. Lúc đó thép trở nên cứng rắn và không hề biết sợ. Trong những thử thách ghê gớm, thế hệ trẻ chúng ta cũng đã được tôi luyện như vậy và đã được rèn luyện để không bị ngã gục trước cuộc sống!

NgoiSao.net

tinh thần Việt Nam, con người Việt Nam, tự hào dân tộc, Đỗ Thái Hà - Tự hào tinh thần Việt Nam


© 2021 FAP
  5,190,758       34/678