Sức khỏe

Rắc rối do đặt vòng tránh thai

Tác dụng phụ thường gặp nhất khi đặt vòng tránh thai là có những biểu hiện lượng kinh nguyệt quá nhiều, kỳ kinh kéo dài, kỳ kinh nguyệt không theo quy luật...

Chào bác sĩ, em năm nay 30 tuổi, đã có một em bé 3 tuổi. Sau khi sinh được 1 năm, em đã đặt vòng tránh thai. Nhưng từ sau khi đặt vòng, mỗi khi đến kì kinh nguyệt, em bị ra máu rất nhiều, giờ đã 2 năm rồi. Cách đây 3 tháng em đã gỡ vòng tránh thai và giờ thì đến kì kinh nguyệt em lại rất ít máu. Em rất lo lắng liệu có ảnh hưởng đến việc sinh con nữa không. Xin bác sĩ cho em lời khuyên. Em xin cảm ơn! (N. Dinh)
Trả lời:
Bạn N. Dinh thân mến!
Vòng tránh thai vốn là một dụng cụ nhỏ bằng nhựa được đặt vào tử cung. Gọi là “vòng” vì mấy chục năm trước ta dùng loại có hình tròn như cái nhẫn hay hình bánh xe, nhưng thật ra đó là một mảnh nhựa nhỏ, có nhiều loại như hình chữ T, hình chữ S…
Thông thường tất cả những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã kết hôn, sức khỏe tốt, lại có yêu cầu tránh thai, kinh nguyệt điều hòa, bộ máy sinh dục bình thường, đã qua kiểm tra sản khoa không có vấn đề gì đều có thể đặt vòng tránh thai. Tuy nhiên, cũng giống như các biện pháp tránh thai khác, vòng tránh thai cũng có thể gây ra các tác dụng phụ khi sử dụng.
Rắc rối do đặt vòng tránh thai 1
Ảnh minh họa
á biệt có trường hợp kỳ kinh nguyệt rút ngắn. Đặt vòng tránh thai tuần đầu tiên trong âm đạo có thể có một lượng máu nhỏ tiết ra (ngoài thời gian hành kinh) hoặc có kèm theo bụng dưới trướng tức, xệ xuống, đau âm ỷ và mỏi vùng thắt lưng… nói chung không cần xử lý gì, có thể tự khỏi. Thỉnh thoảng có chút niêm dịch hoặc lượng máu chảy ra, có thể dùng thuốc cầm máu để điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Mặc dù là biện pháp tránh thai phổ biến nhưng đặt vòng tránh thai không thích hợp trong một số trường hợp như: Bạn bị mắc chứng viêm vòi trứng dù đã khỏi; Có những dị ứng của các tế bào ở cổ tử cung; Bị thiếu máu hoặc bị xuất huyết, viêm nhiễm hay đông máu trong một thời gian dài hoặc các tình trạng rối loạn về máu khác; Nghi ngờ bị ung thư phụ khoa, bị u xơ bên trong tử cung hoặc những polyp (phải cắt bỏ); Xuất huyết ở bộ phận sinh dục mà không tìm được nguyên nhân...
Nếu tình trạng chảy máu hoặc bất thường trong kinh nguyệt kéo dài, tốt nhất bạn nên đi khám phụ khoa để biết có nguy hiểm đến sức khỏe sinh sản hay không. Trong quá trình khám phụ khoa, bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho bạn biện pháp tránh thai nào là phù hợp với bạn nhất.
Chúc bạn vui khỏe!
aFamily

© 2021 FAP
  1,137,320       1/947