Các hormone trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến các chu kỳ, sự thụ thai, ham muốn và cả sức khỏe tinh thần lẫn nhịp sinh học của bạn.
Tâm trạng thất thường, cảm giác thèm ăn điên cuồng, và rồi bạn khóc chẳng vì những lý do to tát gì? Chúng ta đang nói về các hormone sinh sản, và cách mà chúng ảnh hưởng đến các chu kỳ, sự thụ thai và ham muốn, và cả
sức khỏe tinh thần lẫn nhịp sinh học của bạn. Hãy tận dụng những lời khuyên dưới đây để giữ mọi thứ trong tầm kiểm soát.
1. Estrogen
Estradiol là loại estrogen mạnh nhất, có vai trò giúp tử cung sẵn sàng để
thụ thai. Mức ổn định loại hormone này có thể làm tăng ham muốn tình dục và khả năng miễn dịch ở phái nữ.
Tác động: Estrogen sẽ gửi tín hiệu "phát triển" tới mỗi tế bào của cơ thể, từ ngực cho tới xương. Nhưng quá nhiều estrogen có thể dẫn đến hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) trầm trọng, khủng hoảng sinh sản, thậm chí là ung thư vú. Mặt khác, quá ít estrogen lại có thể dẫn đến loãng xương.
Biện pháp cân bằng: Cơ thể quá gầy có thể cản trở sản xuất estrogen, trong khi các tế bào chất béo tăng thêm lại kích thích sản xuất một loại estrogen làm rối loạn estradiol. Chìa khóa là hãy duy trì một trọng lượng khỏe mạnh với mục tiêu cho chỉ số BMI là mức giữa 18,5 và 30.
2. Progesterone
Nó tạo ra một lớp thành tử cung êm ái để sẵn sàng cho quá trình thụ thai mỗi tháng. Khi nồng độ progesterone giảm cũng là lúc đến chu kỳ tự nhiên của bạn.
Tác động: Progesterone có tác dụng an thần nhẹ nên giúp bạn
ngủ ngon giấc. Mặt khác, nó cũng có thể tăng cường giữ nước, hơi, và có thể gây táo bón cho bạn.
Biện pháp cân bằng: Bởi vì việc điều chỉnh nội tiết tố này là rất quan trọng nếu muốn có em bé, các bà mẹ không nên sử dụng các loại kem OTC (bán không cần kê đơn của bác sĩ) mà nên tập thiền, ít nhất là năm phút mỗi ngày.
Các hormone trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến các chu kỳ, sự thu thai, ham muốn và cả sức khỏe tinh thần lẫn nhịp sinh học của bạn. Ảnh minh họa
3. Testosterone
Không chỉ dành cho cánh đàn ông, các hormone androgen cũng tham gia hỗ trợ quá trình rụng trứng thường xuyên và thúc đẩy ham muốn tình dục ở phái nữ.
Tác động: Nồng độ testosterone trong cơ thể quá cao thường gắn liền với hội chứng buồng chứng đa nang (PCOS) và có thể gây ra mụn, gàu, hoặc lông phát triển ở những nơi bất thường. Tuy nhiên, thiếu testosterone có thể hạ gục thể chất cũng như đời sống hạnh phúc của bạn.
Biện pháp cân bằng: Lượng testosterone dư thừa đã được chứng minh là có mối liên hệ chặt chẽ với bệnh béo phì, do đó hãy cố gắng đưa trọng lượng cơ thể về mức lành mạnh theo BMI. Còn nếu đang thấp, các loại thực phẩm giàu kẽm như hải sản, thịt đỏ, rau bina hay hạt bí… có thể giúp ích.
4. Prolactin
Loại hormone này được sản xuất trong não, và nhiệm vụ chính của nó là điều phối quá trình
rụng trứng và kích thích sản xuất sữa mẹ ở các bà mẹ mới sinh.
Tác động: Mức prolactin cao vọt có thể dẹp bỏ ham muốn tình dục của bạn và mang theo các triệu chứng giống như thời kỳ mãn kinh. Nồng độ hơi cao thì ức chế sự rụng trứng. Sau khi sinh con, mức nội tiết tố bình thường có thể giúp bạn giảm cân nhanh hơn.
Biện pháp cân bằng: Việc mất ngủ hay ngủ không sâu có thể gây ra biến động về các hormone stress như cortisol và prolactin. Để có được nồng độ prolactin tối ưu, hãy đảm bảo ngủ điều độ từ 7-8 giờ liên tục mỗi đêm.
5. FSH/LH
Hormone kích thích nang (Follicle stimulating hormone - FSH) có nhiệm vụ chuẩn bị trứng sẵn sàng vào mỗi chu kỳ; trong khi hormone lutein (LH) sẽ giải phóng trứng.
Tác động: Lượng FSH/LH lý tưởng sẽ góp phần đảm bảo nồng độ progesterone thuận lợi, trong khi nếu hormone FSH tăng vọt thường gây ra rất nhiều vấn đề về trí nhớ,
mất ngủ và mụn nhọt.
Biện pháp cân bằng: Hạn chế đồ uống có cồn, đặc biệt là nếu bạn muốn sớm có em bé. Tiêu thụ nhiều hơn 2 ly mỗi ngày có thể khiến việc sản sinh FSH và LH vượt khỏi tầm kiểm soát.
(Nguồn: Womenhealth)