Sức khỏe

Bảo vệ sức khỏe với phương pháp phòng chống nhiễm giun đúng chuẩn

Dù bận bịu đến mấy, bạn cũng đừng quên chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện. Trong đó, vấn đề tẩy giun phòng ngừa cần phải được thực hiện để đảm bảo “vệ sinh cơ thể” phòng chống các bệnh do nhiễm giun gây ra.

Những lý do cần tẩy giun

Với điều kiện sống còn hạn chế, kèm theo tình trạng an toàn vệ sinh thực phẩm chưa được thực hiện triệt để, vì thế khả năng nhiễm giun ở người lớn và trẻ nhỏ là điều khó tránh khỏi. Tại Việt Nam, trên 60% trong toàn bộ dân số trên 2 tuổi, thường xuyên nhiễm giun đũa qua tay bẩn và thức ăn bị nhiễm bẩn (Link tham khảo: http://www.impehcm.org.vn/index.php?mod=thongtinvien&dvid=16&tvid=129 ). Người bị nhiễm giun đũa do ăn phải trứng có ấu trùng từ thực phẩm, chủ yếu là rau, và nước bị nhiễm bẩn hoặc từ tay bẩn thường gặp ở trẻ chơi trên đất. Thêm vào đó, tình trạng tiêu thụ rau sống, các thực phẩm còn sống như nem chua... cũng sẽ dễ tạo thành khả năng gây tái nhiễm giun trong cơ thể.

Thực tế có không ít trường hợp nhầm lẫn nhiễm giun với các bệnh lý thông thường. Cụ thể như anh Hoàng (35 tuổi, TPHCM), nghĩ rằng chỉ bị rối loạn tiêu hóa thông thường nên không đi khám, cho đến khi bị đau bụng dữ dội, gia đình phải đưa anh nhập viện. Sau khi làm các xét nghiệm sinh hóa và nội soi đại tràng, bác sĩ phát hiện tại đại tràng bị chảy máu từng đám nhỏ và phát hiện hai giun tóc tại các điểm chảy máu. Sau đó, các bác sĩ phải dùng kìm sinh thiết để gắp hết giun ra ngoài. Khi được hỏi bao lâu rồi chưa tẩy giun, anh Hoàng cho biết hơn chục năm nay đã không tẩy giun bởi vì nghĩ rằng chỉ có “con nít mới cần tẩy giun, chứ người lớn đâu bị nhiễm giun mà phải tẩy”.

Bảo vệ sức khỏe với phương pháp phòng chống nhiễm giun đúng chuẩn 1
TS.Trần Thanh Dương_Viện trưởng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương khuyến khích: “Mọi người nên tẩy giun định kỳ cho cả gia đình vào ngày 6 tháng 1 và 1 tháng 6 hàng năm để bảo vệ sức khỏe”

Đây chỉ là một trong nhiều trường hợp hiểu sai về việc tẩy giun định kỳ. Trên thực tế, nhiều người còn quan niệm sai lầm về việc tẩy giun như là: chỉ cần tẩy giun cho trẻ em là đủ, hay chỉ cần tẩy giun một lần trong đời là được. Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong ngành y tế, chúng ta phải tẩy giun cho cả gia đình hoặc cho cả tập thể định kỳ 6 tháng/lần thì mới đảm bảo sức khỏe, vì sau mỗi 3-4 tháng, cơ thể chúng ta hoàn toàn có thể bị tái nhiễm giun do môi trường sống, thức ăn, hoặc lây nhiễm từ những người xung quanh.

Tẩy giun thế nào là đúng

Ở Việt Nam, thường gặp nhất là các loại giun: giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim. Giun tóc ký sinh trong ruột làm tổn thương niêm mạc ruột, gây kích thích ở ruột già. Đối với giun kim, trong một số trường hợp, sau khi trứng chứa ấu trùng bị nuốt phải vào cơ thể, các ấu trùng giun sẽ được phóng thích, có thể đi xuyên qua thành ruột và theo đường máu di chuyển đến gan, phổi, mắt, hệ thần kinh trung ương. Ở đây, các ấu trùng có thể sinh sống và gây hiện tượng ấu trùng lạc chỗ ở các cơ quan trên, nếu không được chữa trị kịp lúc có thể gây ra tử vong.

Để phòng ngừa nhiễm giun, bên cạnh việc phải giữ gìn vệ sinh cá nhân, thì mọi người cần phải tập thói quen tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần cho cả gia đình vào cùng 1 thời điểm để đạt được hiệu quả tốt nhất. Để cho dễ nhớ lịch tẩy giun định kỳ, người dân có thể chọn 2 ngày trong năm là 6/1 và 1/6 theo đề xuất của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương. Đặc biệt, trước thềm năm mới, người dân cũng có thể chủ động tẩy giun cho cả gia đình để cùng nhau “làm mới” cơ thể và đón chào một năm mới vui -khỏe.

Ngoài ra, người dân cũng cần phải chọn thuốc tẩy giun hợp lý. Thuốc tẩy giun phổ biến nhất hiện nay chứa 500mg mebendazol. Mebendazol có cơ chế tác dụng là làm tê liệt hoặc làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của giun, khiến giun tự chết đi và tự phân giải theo đường phân. Trong số ba dạng thù hình của mebendazol thì polymorph C được giới y khoa đánh giá là có hoạt tính tẩy giun cao nhất, ít độc tính nên an toàn khi sử dụng, giúp hạn chế các tác dụng phụ cũng như những biến chứng do thuốc tẩy giun.

Ngày 6/1/2015, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng trung ương (NIMPE) phát động chương trình “6116 – Tẩy giun định kì vào 2 ngày 6/1 và ngày 1/6 mỗi năm nhằm bảo vệ sức khỏe cả gia đình”. Dự kiến trong năm 2015 sẽ có trên 20.000 trẻ em thuộc các trường tiểu học, mẫu giáo tại TP.HCM và Hà Nội được tìm hiểu thông tin về tác hại của nhiễm giun và được tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần, đặc biệt vào hai ngày 6/1 và ngày 1/6.
Bảo vệ sức khỏe với phương pháp phòng chống nhiễm giun đúng chuẩn 2
 “Học sinh các trường tiểu học tại TP.HCM tìm hiểu kiến thức về tẩy giun trong khuôn khổ chương trình Tẩy giun cộng đồng 6116
aFamily

© 2021 FAP
  1,114,298       1/1,303